Bàn thờ ông Địa đẹp trong ngày Tết là cực kỳ quan trọng vì đây là nơi linh thiêng, để gia gia chủ gửi lời khấn cầu tới các vị Thần linh, mong cho năm mới làm ăn thuận lợi, phát tài phát lộc trong năm mới. Khác với bàn thờ gia tiên, bàn thờ ông Địa ngày Tết có cách bài trí cũng có phần khác nhau. Vậy cách trang trí ông Địa ngày Tết như thế nào? thì hãy cùng ĐỒ THỜ THỊNH VƯỢNG giúp bạn đi tìm hiểu điều này nhé.
Bàn thờ Ông Địa ngày Tết có những gì?
Theo truyền thuyết Ông Địa và truyền thuyết về Thần Tài thì đây là 2 vị thần giúp gia chủ cai quản đất đai, của cải, mùa màng cùng với đó là tiền bạc, tài lộc, may mắn trong gia đình. Vậy nên mỗi khi Tết đến xuân về gia chủ cùng gia đình cần chuẩn bị lễ vật cúng bàn thờ ông Địa ngày Tết thật trang trọng.

Vật phẩm thờ cúng bàn bàn thờ Ông Địa ngày tết
Tổng quan, những vật phẩm thờ cúng nên giữ nguyên vị trí, chỉ cần lau dọn sạch sẽ. Nếu cần thiết, bình hoa, mâm bồng, 3 hoặc 5 chén nước có thể thay mới.
Việc thay đổi bát hương hoặc dịch chuyển tùy ý là cấm kỵ trong thờ tự. Cần chú ý cắt tỉa chân nhang vào ngày 23 tháng Chạp để đảm bảo gọn gàng và trang nghiêm. Số chân nhang còn lại trên bát hương phải là số lẻ (3, 5, 7, 9), và phần chân nhang đã rút nên phải đốt , chôn xuống gốc cây sau vườn hoặc sông suối.
Vào những ngày cuối năm, cần thay 3 hũ gạo, muối và nước để bắt đầu một năm mới đủ đầy và sung túc. Sau khi thay, cần đặt 3 hũ đầy vào vị trí ban đầu.
Hoa cắm trang trí ông Địa ngày Tết
Lọ hoa chưng ngày Tết cũng là một trong những lễ vật quan trọng, vừa là để trang trí, vừa là nơi thể hiện lòng thành kính của con cháu trong gia đình gửi gắm vào đó. Bàn thờ Thổ Địa là nơi linh thiêng, trang nghiêm. Vậy nên, khi chọn hoa, cắm hoa cũng cần có những hiểu để tránh những điều kiêng kỵ. Khi chọn hoa cần chọn những loại hoa có hương thơm nhẹ nhàng. một số loại hoa phù hợp như:
– Cúc vàng : Có đặc tính là hoa lâu tàn, mang trong mình sức sống mãnh liệt. Ngoài ra, nó cũng là biểu tượng đẹp về sự trường thọ, lòng cao cả và hiếu thảo của con người đối với các vị thần linh. Vì những lý do này, hoa cúc vàng thường được sử dụng để trang trí ông địa ngày Tết.
– Hoa đồng tiền: Thường được chọn để trang trí bàn thờ gia tiên và các vị thần, phật với mong muốn được ban tài lộc, may mắn và sức khỏe dồi dào suốt cả năm. Màu sắc rực rỡ của hoa cũng thể hiện hy vọng cho một năm mới đầy khởi sắc và tốt đẹp cho gia chủ.
– Hoa hồng đỏ: Hoa này toát lên vẻ đẹp kiêu sa, mỹ lệ với màu đỏ tượng trưng cho sự hạnh phúc, may mắn và đầy đủ.
– Huệ trắng: Hoa huệ trắng là sự lựa chọn tuyệt vời để trang trí bàn thờ ông Địa ngày Tết và ông Tài. Màu trắng thuần khiết của hoa rất phù hợp với không khí trang trọng, thể hiện mong muốn của gia chủ về sự ấm no và sung túc.
Bày biện mâm ngũ quả Ông Địa
Vào ngày Tết, mâm ngũ quả là một vật phẩm không thể thiếu trong lễ thờ cúng cả trên bàn thờ gia tiên và trang trí bàn thờ ông Địa ngày Tết. Bạn có thể chuẩn bị một mâm ngũ quả với nhiều loại quả như quả phật thủ, nải chuối xanh, bưởi, xoài, đu đủ, lê, đào, hồng,… để cầu mong may mắn, bình an, phát tài – phát lộc. Ngoài các loại quả trên, bạn cũng có thể lựa chọn các loại quả truyền thống hoặc đặc sản địa phương.
Đèn trang trí Ông Địa ngày Tết
Đối với nhiều gia đình hiện nay, việc lựa chọn đèn thờ để trang trí bàn thờ ông Địa ngày Tết trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Đèn thờ không chỉ tạo điểm nhấn cho bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên hay bàn thờ Thần Tài mà còn là biểu tượng giữ lửa, cầu nối giữa hai thế giới vô hình và hữu hình.
Đèn thờ trang trí có ánh sáng nhẹ nhàng, duy trì ánh sáng liên tục, giúp tạo không gian trên bàn thờ Thần Tài Thổ Địa ấm cúng và linh thiêng hơn.
Tuy nhiên, khi lựa chọn đèn thờ trang trí ông Địa ngày dịp Tết, gia chủ cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:
- Chọn đèn thờ phù hợp với kích thước của bàn thờ, không chọn sản phẩm quá to hoặc quá nhỏ vì sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của không gian.
- Nên ưu tiên chọn đèn thờ với ánh sáng trầm ấm và nhẹ nhàng để tôn nghiêm và trang trọng hơn, không nên chọn đèn có màu sắc quá lòe loẹt.
Trang Trí Bàn Thờ Ông Địa Ngày Tết
Tranh chưng bàn thờ Thần Tài Ông Địa
Trong không gian thờ cúng, tranh trúc chỉ luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Ngày nay, nhiều gia đình thường sử dụng tranh trúc chỉ để trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết, vì nó mang lại cảm giác ấm áp và truyền tải sâu sắc tinh thần truyền thống của dân tộc.
Mặc dù xu hướng trang trí tranh trúc chỉ đã xuất hiện trong không gian thờ Phật và gia tiên từ lâu, tuy nhiên, với bàn thờ Thần Tài – Ông Địa thì không phổ biến như vậy.
Việc đặt tranh trúc chỉ phụ thuộc vào kích thước của bàn thờ, không gian kiến trúc và nhu cầu trang trí của gia chủ. Nhiều người thường chọn tranh trúc chỉ hình tròn, kích thước nhỏ để đặt bên trong vị trí của bài vị.
Đồng thời, việc đặt tranh trúc chỉ phía sau hay bên trên bàn thờ Thần Tài cũng giúp tăng thêm sự ấm cúng và trang nghiêm cho không gian thờ.
Cách trang trí Ông Địa ngày tết
Sau khi đã sắp xếp đầy đủ các vật phẩm và lễ cúng trên bàn thờ. Ta tiến hành bày biện và trang trí ông Địa ngày Tết. Để đảm bảo phù hợp với phong thủy và tôn trọng các vị thần, hãy bài trí các vật phẩm theo đúng vị trí như sau:
- Đặt bài vị Thần Tài – Thổ Địa ở giữa bàn thờ.
- Phía trước bài vị, đặt tượng Thần Tài (bên trái), tượng Thổ Địa (bên phải).
- Ba hũ muối gạo nước được đặt ở giữa trước bài vị Thần Tài – Thổ Địa. Đặt hũ nước ở chính giữa, hũ muối và hũ gạo ở hai bên cạnh.
- Bát hương đặt ở phía trước ba hũ muối gạo nước. Sau đó, đặt Ông Cóc (bên trái) và lọ hoa (bên phải) hai bên bát hương.
- Xếp 5 chén nước hình chữ thập ở phía trước bát hương.
- Đặt bát nước thả hoa hồng ở phía trước 5 chén nước.
Bên cạnh bát nước, đặt mâm bồng ngũ quả.
- Gia chủ cần lưu ý cách trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết như này để đón lộc vào nhà, cầu may và sức khỏe cho gia đình.
Trang Trí Bàn Thờ Ông Địa Ngày Tết Đẹp Hút Tài Lộc
Một số lưu ý khi trang trí bàn thờ ông Địa ngày Tết
Sau khi sắp xếp bàn thờ các vị Thần Tài thổ Địa vào dịp lễ hội mùa xuân, gia chủ cần chú ý đến những điểm sau đây:
- Bàn thờ nên được lau dọn sạch sẽ trước khi bày trí. Ngoài ra, có thể trang trí thêm đèn thờ hoặc tranh tre để tăng tính thẩm mỹ và tôn nghiêm cho không gian thờ cúng.
- Trái cây tươi là sự lựa chọn tốt trong trang trí bàn thờ. Tuyệt đối không nên sử dụng trái cây héo, giả hay không tươi để trang trí bàn thờ vì điều này có thể cho thấy sự không tôn trọng thần linh.
- Trong quá trình bài trí, không được di chuyển lư hương, bàn thờ hay tượng bàn thờ. Điều này giúp duy trì sự linh thiêng và tránh làm mất đi tính tôn nghiêm của không gian thờ cúng.
- Không nên thờ Thổ Địa Thần Tài cùng với Quan Âm Bồ Tát trên cùng một bàn thờ. Điều này có thể gây ra các đại kỵ không đáng có trong thờ cúng. Gia chủ nên tôn trọng mỗi vị thần linh và sắp xếp chúng trên các bàn thờ riêng biệt.
» Có nên cúng ổi cho Ông Địa không? Nên cúng mấy quả?
» Ông Địa Số Mấy? Ý Nghĩa Của Số Ông Địa Trong Phong Thuỷ.
» Nằm mơ thấy Ông Địa có báo điềm gì Đồ Thờ Thịnh Vượng.
Trên đây bài chia sẻ của Đồ Thờ Thịnh Vượng gửi đến các bạn, với mong muốn các bạn có thể tự mình bày biện trang trí bàn thờ ông Địa ngày Tết. Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu khác để có cái nhìn trực quan nhé.