Văn khấn bao sái ban thờ Thần Tài Thổ Địa

Văn khấn bao sái ban thờ Thần Tài
5/5 - (3 bình chọn)

Quý vị đang tìm hiểu về văn khấn bao sái ban thờ Thần Tài? Trong văn hoá tâm linh Việt Nam, việc thực hiện rút tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài được coi là một việc làm rất quan trọng trước Tết Nguyên Đán. Nó biểu thị lòng thành kính và cảm tạ các vị thần linh cai quản may mắn, tài lộc trong gia đình. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về ý nghĩa của văn khấn bao sái ban thờ Thần Tài và các bước cần thiết để rút tỉa chân nhang bát hương bàn thờ Thần Tài một cách đúng nhất.

Có nên tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài Ông Địa không?

Bàn thờ là nơi thờ cúng thần linh và gia tiên và bát nhang được xem như là linh vật để kết nối giữa người sống và thế giới tâm linh. Việc chăm sóc và giữ sạch sẽ cho bàn thờ là việc làm thể hiện sự tôn kính của gia chủ đối với thần linh và gia tiên. Vì thế, việc rút chân nhang bàn thờ Thần Tài là việc rất quan trọng và không thể được thực hiện tùy tiện.

Vì vậy việc bao sái, rút tỉa chân nhang là cần thiết mà gia chủ nên làm. Tuy nhiên, việc chọn thời điểm và thực hiện như thế nào cũng rất quan trọng và cần được xem xét kỹ lưỡng.

Rút chân hương ban Thần Tài vào ngày nào?

Theo quan niệm dân gian của người Việt, việc lau dọn, rút tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài nên được thực hiện vào tháng Chạp. Thông thường, thời điểm thích hợp nhất là sau rằm tháng Chạp.

Việc bao sái  bàn thờ Thần Tài nên được lựa chọn vào ngày Hoàng Đạo. Thời gian thích hợp nhất để tỉa chân nhang và lau dọn bàn thờ là sau lễ cúng ông Công ông Táo, vào ngày 23 tháng Chạp.

Theo quan niệm dân gian, sau khi lễ cúng xong, chúng ta nên dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ, gọn gàng để đón năm mới, thể hiện sự thành tâm đối với các vị thần cai quản may mắn và tài lộc. Ngoài ra, cần lưu ý rằng khi dọn dẹp bàn thờ, không được dịch chuyển bát hương, chỉ được dịch chuyển các đồ đạc khác. Một số thời điểm tốt nhất để gia chủ lựa chọn bao sái đó là:

  • Ngày 23 tháng chạp
  • Ngày vía Thần tài
  • Ngày rằm tháng 7

Khi thấy gia chủ chuẩn bị đón Tết đầy đủ, trang trọng, khi đó ông Công ông Táo sẽ về trời tâu với Ngọc Hoàng những điều tốt đẹp nhất cho gia chủ.

Rút chân hương ban Thần Tài vào ngày nào
Rút chân hương ban Thần Tài vào ngày nào

Sắm lễ vật tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài Ông Địa

Buổi lễ rút tỉa chân nhang không thể làm tuỳ tiện, sơ sài. Do đó gia chủ cần phải chuẩn bị mâm cúng thật đầy đủ. Có thế tham khảo những vật phẩm sau:

  • Nến.
  • Hương thắp.
  • Hoa tươi.
  • Hoa quả, bánh kẹo
  • Nước, nước ngọt, bia…
  • Nước ngũ hương hoặc rượu gừng sạch (dùng củ gừng tươi, rửa sạch giã nát, hòa vào rượu ngâm trong 7 ngày, 7 đêm) và 
  • Khăn sạch dùng lau dọn ban thờ Thần Tài.

Tại sao cần phải có văn khấn bao sái bát hương?

Bàn thờ được coi là một nơi linh thiêng, do đó nếu bạn muốn di chuyển đồ đạc hoặc thực hiện bất kỳ việc gì liên quan đến bàn thờ, cần phải có văn khấn để xin phép các vị thần linh. Nếu không có văn khấn, việc tự ý di chuyển đồ đạc, lau chùi, sắp xếp các vật dụng trên bàn thờ sẽ được coi là một hành động mạo phạm, có thể gây kinh động đến các vị thần linh. Ngoài cần có văn khấn bao sái thì khi bốc bát hương mới cũng cần có văn khấn bốc bát hương Thần Tài xin phép tới các vị thần linh.

Bài văn khấn xin bao sái bát hương Thần Tài

Văn khấn xin bao sái bát hương Thần Tài
Văn khấn xin bao sái bát hương Thần Tài

Văn khấn bao sái ban thờ thần Tài 23 tháng Chạp

23 tháng Chạp Âm lịch là một ngày lễ quan trọng trước Tết Nguyên đán theo quan niệm của người Việt. Theo đó, ngày này được coi là ngày ông Táo cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ cho Ngọc Hoàng.

Ngoài việc cúng mâm cỗ vào ngày này, mọi người còn thả cá với ý nghĩa “cá vượt Vũ môn” hoặc “cá chép hóa rồng”, biểu tượng cho sự thăng tiến, tinh thần vượt qua khó khăn, sự kiên trì và bền bỉ để đạt được thành công.

Vì vậy ngày rất thích hợp để bao sái bàn thờ thần Tài, trong quá trình bao sái quý vị có thể tham khảo bài văn khấn bao sái bàn thờ thần Tài vào 23 tháng Chạp dưới đây.

Bài cúng bao sái bàn thờ Thần Tài 23 tháng chạp
Bài cúng bao sái bàn thờ Thần Tài 23 tháng chạp

Văn khấn bao sái bàn thờ thần Tài dịp Tết

Văn khấn bao sái ban thờ Thần Tài dịp tết
Văn khấn bao sái ban thờ Thần Tài dịp tết

Làm gì trước khi tỉa chân nhang, lau dọn bàn thờ

Trước khi tiến hành tỉa chân nhang người tiến nghi lễ phải tắm rửa sạch sẽ, đầu tóc, trang phục gọn gàng, trang trọng, đặc biệt phải rửa sạch tay.

Trong quá trình dọn dẹp phải luôn giữ cho mình sự tịnh tâm, lòng thành kính với người trên.

Gia chủ cần phải chuẩn bị đầy đủ những vật dụng sau: Khăn sạch, nước sạch, giấy sạch, nước ngũ hương, 1 chiếc thìa sạch, chậu sạch.

Ai là người phù hợp để tỉa chân hương?

Việc dọn dẹp bàn thờ vào ngày Tết Nguyên đán được coi là một nhiệm vụ quan trọng trong năm và yêu cầu sự chu đáo, cẩn thận và tỉ mỉ. Người rút chân hương cần phải có tính thận trọng, cẩn thận để đảm bảo an toàn cho bàn thờ và các vật phẩm trên bàn thờ. Ngoài ra, họ cần phải có tính sạch sẽ, tỉ mỉ để bàn thờ được dọn dẹp một cách hoàn hảo, đồng thời thể hiện sự tôn kính và thành tâm với các vị thần linh.

Việc dọn dẹp bàn thờ Thần Tài ngày Tết được xem là một việc trọng đại trong năm nên người thực hiện công việc này phải được chú trọng. Người tỉa chân hương phải là người có tính cẩn thận, sạch sẽ, thận trọng, tỉ mỉ và chu đáo.

Có gia đình sẽ mời các thầy về tỉa chân hương, song việc tỉa chân hương, dọn dẹp ban thờ tốt nhất là để gia chủ có đầy đủ các tính cách ở trên thực hiện.

Cách rút chân nhang ban thờ Thần Tài chuẩn phong thuỷ.

Cách bao sái bàn thờ Thần Tài Thổ Địa
Cách bao sái bàn thờ Thần Tài Thổ Địa

Trước khi tiến hành rút tỉa chân nhang bàn thờ Thần tài, gia chủ cần phải lau dọn bàn thờ sạch sẽ để thể hiện sự trang nghiêm, cùng lòng thành kính dành cho thần linh. Tham khảo cách bao sái bàn thờ Thần Tài sau đây nhé:

Vệ sinh, lau dọn bàn thờ Thần tài

Vệ sinh ban thờ Thần tài hay bàn thờ gia tiên, gia chủ cần thực hiện tỉ mỉ, cẩn thận, chu đáo. Đây là bước đầu tiên gia chủ cần thực hiện trong việc rút tỉa chân nhang bàn thờ Thần tài. Theo đó, lau dọn bàn thờ Thần tài gia chủ cần thực hiện theo các bước sau:

  • Ăn vận chỉnh tề, tắm rửa sạch sẽ trước khi thực hiện việc bao sái, lau dọn bàn thờ
  • Chuẩn bị rượu trắng ngâm với gừng
  • Khăn sạch chỉ dùng để lau bàn thờ, không được dùng khăn đã dùng cho việc khác

Tiếp theo thì tiến hành lau bát hương, sau đó lau tượng Thần tài và tượng Thổ địa, rồi đến ảnh khảm thờ, hoặc ngai thờ, bài vị Thần tài và đến các vật phẩm thờ cúng khác.

Trong khi lau dọn không được di chuyển bát hương. 

Sau khi lau dọn, đặt lại các vật phẩm vào vị trí cũ, hướng cũ.

Văn khấn xin tỉa chân nhang bát hương Thần Tài

Văn khấn tỉa chân nhang ban Thần Tài
Văn khấn tỉa chân nhang ban Thần Tài

Tiến hành rút tỉa chân nhang bàn thờ Thần tài

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, việc xin phép thần linh trước khi thực hiện bất kỳ việc gì liên quan đến bàn thờ hay nghi lễ thờ cúng là rất quan trọng. Điều này cũng áp dụng cho việc rút chân nhang bàn thờ Thần tài. Gia chủ nên chuẩn bị một đĩa hoa quả tươi để đặt lên bàn thờ và xin phép thần linh về việc thực hiện rút chân nhang.

Việc xin phép này mang ý nghĩa tôn trọng và báo trước cho Thần linh về việc sắp làm để đảm bảo sự an toàn, thuận lợi trong công việc. Việc xin phép nên được thực hiện trước ít nhất một ngày để Thần linh có thời gian chuẩn bị và tạm lánh đi nơi khác trong khi gia chủ thực hiện công việc trên bàn thờ.

Sau khi đọc xong bài văn khấn xin tỉa chân nhang bát hương Thần Tài, gia chủ tiến hành các bước tiếp theo

Khi tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài, gia chủ nên rút từng chân một, số chân nhang để lại là số lẻ 3, 5, 7, 9 thì sẽ đem lại may mắn cho gia chủ và gia đình về con đường công danh, kinh doanh buôn bán. Những chân nhang được rút ra, gia chủ nên đem hóa chân nhang rồi rải ra vườn, gốc cây trong nhà hoặc đem rải xuống sông cho mát mẻ.

Sau khi thực hiện xong gia chủ cần đọc bài văn khấn sau khi bao sái ban thờ Thần Tài để các Thần linh về ngự lại nơi bàn thờ. 

Văn khấn sau khi bao sái ban thờ Thần Tài

Sắp xếp đồ cúng đã chuẩn bị lên trên ban thờ. Sau đó thắp 9 nén hương và đọc bài văn khấn sau khi bao sái ban thờ Thần Tài:

Bài văn khấn sau khi bao sái bàn Thờ Thần Tài
Bài văn khấn sau khi bao sái bàn Thờ Thần Tài

Lưu ý khi bao sái bát hương, tỉa chân nhang ban thờ Thần Tài

Sau đây là một vài điều cần lưu ý khi bao sái bàn thờ Ông Địa Thần Tài.

– Mọi người thường nghĩ các pháp sư hoặc thầy cúng mới có thể bao sái bát hương. Tuy nhiên tốt nhất là gia chủ thực hiện vì khi đó sẽ thể hiện được lòng thành kính, thành tâm của mình tới các vị thần linh.

– Người thực hiện bao sái bát hương cần phải sạch sẽ, mặc quần áo trang nghiêm, chỉnh tề, thành tâm, thiện trí.

– Tuyệt đối không xê dịch bát hương Ông Địa Thần Tài. Xê dịch bát hương được xem là điều cấm kỵ trong phong thủy. 

– Cần chuẩn một bị bàn to và cao, phủ vải hoặc giấy đỏ, hạ đồ thờ cúng (bài vị, tượng Thần Tài -Thổ Địa, bình hoa, chén nước, hũ muối, hũ gạo…) để ngay ngắn lên bàn.

– Không lau đồ trực tiếp trên bàn thờ.

– Nên sử dụng vàng mã hoặc tiền xu để thờ cúng.

Trên đây là những thông tin về văn khấn bao sái, rút tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài mà banthothinhvuong đã cung cấp. Việc thực hiện rút chân nhang bát hương bàn thờ Thần Tài không chỉ là việc đơn thuần làm sạch mà còn là cách thể hiện lòng thành kính đối với các vị thần linh. Chúc quý vị luôn được bình an, may mắn và thịnh vượng.