6+ Mẫu Bát Sâm Thờ Bát Tràng Đẹp Nhất 2023

Bát sâm (Bát trà sâm) là vật phẩm rất quen thuộc trên bàn thờ gia tiên, bàn thờ Thần Tài hoặc bàn thờ Phật. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không biết được ý nghĩa của vật phẩm này. Nếu bạn cũng đang thắc mắc “Bát sâm thờ dùng để làm gì? thì bài viết dưới đây là dành cho bạn.

Bát sâm thờ dùng để làm gì?

Bát trà sâm thờ dùng để làm gì?
Bát trà sâm dùng để làm gì?

Bát sâm là một trong những vật phẩm thờ cúng phổ biến ở Việt Nam, ngoài những vật phẩm khác như: bát hương, mâm bồng, tiểu lộc bình, chóe thờ, kỷ chén, đèn thờ….

Vật phẩm này còn được biết đến với tên gọi bát nắp thờ, thường được đặt trên bàn thờ vào ngày rằm hoặc ngày lễ Tết. Nó được dùng để đựng trà dâng lên tổ tiên, thần linh.

Thay vì sử dụng các vật phẩm khác như nậm đựng rượu, kỷ chén đựng rượu hoặc nước, chóe đựng muối, gạo, nước, những người theo đạo Phật thường dùng bát nắp thờ đựng nước để làm cho bàn thờ thêm thanh tịnh. Bởi vì rượu có mùi nồng nặc, chỉ phù hợp để cúng mâm cơm mặn.

Bên cạnh đó, nó cũng có thể được sử dụng để đựng gạo, muối hoặc nước để dâng lên bàn thờ gia tiên, bàn thờ Ông Địa Thần Tài.

Ý nghĩa của bát sâm trên bàn thờ

Đặt bát sâm trên bàn thờ là để thể hiện lòng thành kính, sự tôn trọng đối với ông bà tổ tiên và các vị thần linh. 

Bát trà sâm là một trong những vật phẩm thờ cúng quan trọng, tượng trưng cho linh khí của trời đất và mang trong mình sự trong sạch, thuần khiết, trong lành nhất. 

Dâng bát trà sâm lên bàn thờ với mong muốn được phù hộ cho gia đình luôn được ấm êm, sung túc và khỏe mạnh.

Cách bài trí bát sâm trên bàn thờ

Vị trí của bát sâm trên ban thờ
Vị trí của bát sâm trên ban thờ

Việc bố trí bát nắp và các vật phẩm thờ cúng thường phụ thuộc vào từng vùng miền và địa phương, mỗi nơi sẽ có cách bài trí khác nhau.

Thường thì bát sâm sẽ được đặt tại vị trí trước bát hương và dưới kỷ chén thờ. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp được đặt theo hàng dọc bên phải hoặc bên trái của bàn thờ.

Nên chọn bát sâm bằng vật liệu gì?

Hiện nay, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là đồ thờ và vật phẩm thờ. Chất liệu được sử dụng để làm đồ thờ rất đa dạng, trong đó đồng và gốm sứ là hai chất liệu phổ biến nhất. Cho nên khi chọn chất liệu để làm bộ đồ thờ người ta thường băn khoăn giữa hai loại chất liệu này.

Theo thuyết Ngũ hành thì Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ là năm yếu tố tạo nên vạn vật. Do đó, khi bài trí bộ đồ thờ, sự cân bằng giữa các yếu tố này sẽ giúp tạo phong thủy tốt cho bàn thờ gia tiên, bàn thờ Ông Địa Thần Tài. Thông thường, trên bàn thờ bài vị được làm bằng gỗ tượng trưng cho Mộc, chén nước đại diện cho hành Thủy, ngọn nến và đèn dầu tượng trưng cho hành Hỏa còn những vật phẩm làm từ chất liệu gốm sứ tượng trưng cho hành Thổ.

Do đó, để mang lại sự hài hòa và đầy đủ của ngũ hành, ta nên chọn bát trà sâm làm từ chất liệu gốm sứ. 

Tuy nhiên, việc chọn chất liệu cũng phụ thuộc vào quan niệm và phong thủy của từng gia đình hoặc từng địa phương.

Những mẫu bát trà sâm trên bàn thờ được ưa chuộng nhất hiện nay

Bát sâm men rạn đắp nổi

Bát sâm men rạn đắp nổi Bát Tràng
Bát sâm men rạn đắp nổi Bát Tràng

Men rạn là loại men được phục chế từ dòng men cổ, được ứng dụng rộng rãi trên các sản phẩm gốm sứ nghệ thuật và tâm linh. Chất liệu men rạn thường được sử dụng để tạo nền cho sản phẩm và được trang trí bằng họa tiết đắp nổi tinh tế với giá trị tâm linh cao, mang đến cho không gian thờ một vẻ đẹp cổ điển và trang trọng.

Bát sâm men rạn đắp nổi được tạo ra bằng cách kết hợp hài hòa nhiều dòng men khác nhau. Khách hàng có thể lựa chọn màu sắc phù hợp với bản mệnh của mình để tăng thêm sự may mắn.

Bát sâm men lam xanh

Màu men lam xanh là loại men được sử dụng phổ biến trên sản phẩm đồ thờ và là một dòng men cổ xưa nhất tại làng nghề Bát Tràng.

Với màu sắc xanh nhạt tượng trưng cho tính Thủy, thì  bát trà sâm men lam xanh là một lựa chọn cực tốt cho những người mệnh Mộc, mệnh Thuỷ. Tuy nhiên mẫu bát sâm này lại kỵ với người mệnh Hoả.

Với ý nghĩa sâu sắc của nó, bát sâm đã trở thành vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên của người Việt. Qua bài viết, hy vọng các bạn đã hiểu thêm về giá trị, cách bài trí và cách sử dụng của vật phẩm này để đem đến sự thiêng liêng, bình an cho gia đình.