Bàn Thờ Thần Tài và các vật phẩm trên ban thờ không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn thể hiện sự thành kính với các vị Thần. Do đó, loại gỗ làm bàn thờ Thần Tài gỗ cũng được các gia chủ cực kỳ quan tâm. Trong bài viết này Đồ Thờ Thịnh Vượng sẽ giới thiệu tới quý gia chủ những loại gỗ thường hay được sử dụng làm bàn thờ Thần Tài Ông Địa nhất.
Chọn gỗ bàn thờ Thần Tài cần lưu ý gì?
Khi chọn gỗ để làm bàn thờ Thần Tài Ông Địa quý gia chủ cần phải phải lưu ý những vấn đề sau:
Loại gỗ
Gỗ tự nhiên: Những loại gỗ tự nhiên thường có độ bền rất cao, do đó giá thành của bàn thờ Thần Tài cũng sẽ cao hơn.
Gỗ công nghiệp: Nếu bạn quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường hay giá cả thì có thể xem xét sử dụng gỗ công nghiệp như MDF hoặc gỗ tổng hợp. Tuy nhiên độ bền của loại gỗ này thường không được cao.
Màu sắc
Cần phải chọn màu sắc của gỗ phù hợp với phong cách và không gian thờ cúng của bạn. Đặc biệt cần phải chọn màu phù hợp với mệnh và tuổi của gia chủ.
Độ bền
Nên chọn loại gỗ có độ bền cao để đảm bảo bàn thờ Ông Địa Thần Tài không bị mối mọt, cong vênh trong thời gian sử dụng.
Trước khi quyết định, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc thợ mộc để đảm bảo rằng bạn đã chọn loại gỗ phù hợp nhất cho nhu cầu của mình.
Những loại gỗ phổ biến để làm bàn thờ Thần Tài Ông Địa
Bàn thờ Ông Địa Thần Tài gỗ gõ đỏ
Gỗ gõ đỏ là một loại gỗ quý, từ xa xưa đã được các nhà quyền quý sử dụng làm nội thất, bàn thờ gia tiên, bàn thờ Thần Tài.
Ưu điểm:
- Loại gỗ này có đặc tính là độ cứng cao, chắc chắn, chịu được va đập mạnh.
- Không bị thấm nước.
- Không bị mối mọt, cong vênh.
- Gỗ có màu thơm nhẹ, thư giãn.
- Vân gỗ tự nhiên, độc đáo, màu sắc đẹp mắt.
Nhược điểm:
- Vì loại gỗ này rất cứng nên thời gian hoàn thiện sản phẩm lâu, do đó giá thành của sản phẩm khá là lớn.
Bàn thờ Thần Tài gỗ hương
Gỗ hương là loại gỗ rất phổ biến trong những sản phẩm tâm linh vì có những ưu điểm sau:
Ưu điểm:
- Gỗ hương rất chắc chắn và không bị cong vênh.
- Chống mối mọt, ẩm mốc cực tốt.
- Màu sắc đa dạng như: vàng nhạt, vàng sẫm, vàng cánh gián, vàng đỏ, đỏ đậm hoặc nâu đen.
- Vân gỗ hương bện chéo vào nhau tạo nên chiều sâu làm cho sản phẩm rất bắt mắt.
- Có mùi hương dịu nhẹ, tốt cho sức khỏe người sử dụng.
Nhược điểm:
- Giá thành cao do loại gỗ này thuộc hàng quý hiếm, khó khai thác.
- Do tuổi khai thác của gỗ hương là hàng trăm năm nên loại gỗ này gần như là không thể khôi phục được.
Bàn thờ Thần Tài gỗ gụ
Gỗ gụ được xếp vào gỗ nhóm 1 ở Việt Nam – Nhóm gỗ quý, vân thớ đẹp, hương thơm và rất khan hiếm. Do đó nó được sử dụng rất nhiều trong chế tác đồ mỹ nghệ, bàn thờ…
Ưu điểm:
- Thớ gỗ thẳng, vân mịn và có nhiều hình dạng đẹp mắt.
- Gỗ bền, chắc, không mối mọt.
- Gỗ có đường kính lớn nên dễ dàng thiết kế các mẫu ban thờ Ông Địa đẳng cấp.
Nhược điểm:
- Loại gỗ này ở Việt Nam không còn nhiều, chủ yếu là được nhập khẩu từ nước ngoài.
- Gỗ gụ sinh trưởng chậm, do đó nguồn cung ngày càng khan hiếm.
- Giá thành tương đối cao.
Bàn thờ Thần Tài gỗ mít
Mít là loài cây được trồng phổ biến ở Việt Nam do đó loại gỗ này cũng thường được nhiều gia chủ lựa chọn làm bàn thờ Thần Tài.
Ưu điểm:
- Đây là loại gỗ thông dụng, dễ tìm nên giá thành tương đối rẻ.
- Loại gỗ này nhẹ, ít bị cong vênh và mối mọt.
- Gỗ có mùi thơm dịu nhẹ, giống như mùi trầm.
- Gỗ có màu vàng, để lâu thành màu nâu sẫm sang trọng.
- Gỗ mít dễ đục, dễ trạm khắc.
Nhược điểm:
- Gỗ mít có rất nhiều mắt.
- Gỗ mít có rất ít vân.
- Kích thước của loài gỗ này thường rất nhỏ.
Bàn thờ Thần Tài bằng gỗ sồi
Gỗ sồi là loại gỗ khá phổ biến trong những sản phẩm nội thất phòng thờ do có những ưu điểm sau:
Ưu điểm:
- Gỗ sồi khá nhẹ, dễ trạm khắc.
- Mặt gỗ mịn, đường vân đều, đẹp.
- Gỗ sồi có màu vàng nhạt, do đó rất dễ phối với các màu khác.
- Ít bị co ngót, khả năng chống mọt tự nhiên tốt.
- Dễ gia công nên ban thờ Thần Tài Ông Địa bằng gỗ sồi giá thành khá rẻ.
Nhược điểm:
- Bởi loại gỗ này khô khá chậm nên rất dễ bị biến dạng do độ co rút của gỗ lớn. Nên khi sử dụng gỗ này làm bàn thờ Ông Địa cần phải sấy khô cẩn thận.
Bàn thờ Ông Địa Thần Tài gỗ MDF, gỗ công nghiệp
Gỗ MDF cũng được sử dụng khá nhiều trong nội thất tâm linh, loại gỗ này có những ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
- Khả năng chống cong vênh và mối mọt khá là tốt.
- Gỗ MDF có bề mặt phẳng, dễ thi công bàn thờ Thần Tài.
- Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên.
- Dễ dàng kết hợp với nhiều loại vật liệu bề mặt khác nhau như Veneer, acrylic, melamine, laminate, …
- MDF có sẵn trên thị trường, giúp rút ngắn thời gian thi công.
- Phù hợp với nhiều phong cách thiết kế phòng thờ khác nhau.
Nhược điểm:
- Khả năng chống chịu nước kém.
- Không chạm trổ được các chi tiết phức tạp như gỗ tự nhiên.
- Có độ dày và độ dẻo hạn chế.
- Có thể gây độc hại cho sức khỏe người sử dụng.
Trên đây là tổng hợp những ưu và nhược điểm của một số loại gỗ phổ biến để làm bàn thờ Ông Địa Thần Tài như gỗ: Mít, gụ, gõ đỏ, gỗ hương hay gỗ sồi. Hy vọng quý gia chủ có thể lựa chọn được mẫu bàn thờ Thần Tài gỗ phù hợp với nhu cầu của mình.