Vào ngày rằm tháng 7, hàng năm mọi gia đình thường làm mâm cơm để cúng gia tiên, cúng Phật, cúng lễ xá tội vong nhân ngoài trời. Ngoài ra, có rất nhiều gia đình còn thực hiện lễ cúng Thần Tài. Vậy, cúng rằm tháng 7 Thần Tài như thế nào là chính xác nhất? Bài văn khấn rằm tháng 7 Thần Tài là gì? Mâm Lễ vật cúng Thần Tài rằm tháng 7 gồm những gì? Cùng Đồ Thờ Thịnh Vượng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Cúng Thần Tài rằm tháng 7 vào ngày nào dương lịch?
Theo dân gian ngày rằm tháng 7 chính là ngày 15 tháng 7 Âm lịch. Như vậy có phải cúng Thần Tài rằm tháng 7 là cúng vào 15 tháng 7 Âm lịch hay không?
Tháng 7 Âm lịch hàng năm còn được gọi là tháng Cô Hồn. Trong tháng này có hai ngày lễ lớn là lễ Xá tội vong nhân và lễ Vu Lan. Dựa trên điển tích về Mục Kiền Liên cứu mẹ mình khỏi Ngạ Quỷ bằng việc chuẩn bị lễ cúng vào ngày 15 tháng 7. Do đó Lễ Vu Lan rơi vào chính ngày rằm.
Trong khi đó Lễ Xá tội vong nhân dựa trên tích xưa kể lại. Diêm Vương mở Quỷ Môn Quan Từ ngày mùng 1 đến ngày 15 tháng 7 âm lịch cho các vong hồn trở về dương gian. Từ 12h chiều ngày 15, các vong hồn sẽ phải trở lại âm phủ. Cho nên ngày cúng Thần Tài rằm tháng 7 thường được diễn ra từ ngày mùng 2 đến ngày 14 tháng 7 âm lịch và không cần chọn ngày đẹp hay xấu. Cúng trước ngày 15 như vậy là để các vong linh có thể kịp thời gian đầu thai chuyển kiếp.
Năm nay, rằm tháng 7 rơi vào Thứ Tư ngày 30 tháng 8 năm 2023 Dương lịch.
Mâm Lễ vật cúng Thần Tài rằm tháng 7 gồm những gì?
Đây là một lễ cúng quan trọng trong năm, nhất là đối với những người làm ăn, kinh doanh với mong muốn cầu xin một năm kinh doanh, buôn bán thuận lợi, gặp nhiều may mắn.
Các gia chủ có thể chuẩn bị mâm lễ cúng rằm tháng 7 ông Thần Tài tùy theo điều kiện của gia đình. Quan trọng là tấm lòng thành kính của gia chủ sẽ khiến các vị thần phù hộ.
Các gia chủ có thể sắm lễ cúng theo gợi ý sau:
- Gạo tẻ, thuốc lá, tiền vàng mã, muối hạt sạch.
- Bộ tam sên (Thịt ba chỉ, 3 quả trứng, 3 con tôm tất cả đều là đồ luộc).
- Hoa tươi (hoa cúc, hoa hồng…).
- Tiền lẻ.
- 1 đĩa bánh kẹo.
- Đèn cầy (nến).
- Hương (nhang).
- 3 chén nước và 3 chén rượu.
- Trái cây: Nên mua đủ 5 loại trái cây.
- Trầu cau: 1 quả cau và 1 lá trầu.
- Xôi đỗ xanh.
Cách bày trí mâm cúng Thần tài Rằm tháng 7 2023
Sau khi đã lau dọn bàn thờ sạch sẽ và chuẩn bị xong những lễ vật cúng thì có thể tham khảo cách sắp xếp mâm cúng như sau:
Theo hướng nhìn từ ngoài vào.
- Tượng Thần Tài đặt ở bên trái và Thổ Địa bên phải.
- Đặt 1 hũ gạo, 1 hũ muối và 3 chén nước sạch đầy ở giữa ông Thần Tài vào Ông Địa.
- Bình hoa ở bên tay phải
- Đĩa ngũ quả ở bên tay trái.
- Trầu cau thì đặt ở trước lọ hoa.
- Khay 5 chén được sắp xếp theo chữ thập với ý nghĩa ngũ hành tương sinh
- Nếu có trưng bày cóc ngậm tiền thì đặt bên trái phía trước ông Thần Tài để mang lại tài lộc và suôn sẻ, nên lưu ý buổi sáng thì quay cóc ra ngoài, buổi tối quay vào trong.
- Để ở ngoài cùng 1 tô sứ đẹp rồi đổ đầy nước sạch và rải cánh hoa trên mặt nước làm Minh Đường Tụ Thuỷ.
Bài văn khấn rằm tháng 7 Thần Tài 7 Âm lịch
Để có thể đọc đúng, chuẩn thì bạn có thể in bài văn khấn ra nhé. Có thể tham khảo nội dung bài văn khấn Thần Tài rằm tháng 7 dưới đây:
Những lưu ý khi cúng Thần Tài rằm tháng 7
Khi cúng Ông Thần Tài rằm tháng 7, gia chủ nên chú ý một số điều sau:
- Vì bàn thờ là nơi cư trú của các vị Thần do đó khi cúng Thần Tài. Vì thế nên nhiều chuyên gia phong thuỷ cho rằng khi chưa có Bàn Thờ Thần Tài thì không nên cúng Thần Tài vào ngày này.
- Không nhất thiết phải kinh doanh mới thờ cúng Thần Tài, do đó những gia đình bình thường cũng có thể Ngài để cầu mong may mắn, bình an.
- Trước khi cúng cần phải lau dọn ban thờ sạch sẽ.
- Không dùng hoa giả, héo để cúng
- Không dùng quả giả, quả có mùi nồng nặc hoặc quá chín để cúng.
Trong bài viết này chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về mâm lễ cúng và bài văn khấn Thần Tài rằm tháng 7. Cách bài trí mâm cúng chuẩn nhất để đem lại may mắn tài lộc cho gia đình. Chúc các bạn có một tháng may mắn và bình an, công việc kinh doanh ngày càng thuận lợi.