[Giải Đáp] Bàn Thờ Ông Địa Cũ Nên Làm Gì? Cách Bỏ Như Thế Nào?

Bàn thờ Ông Địa cũ nên làm gì
5/5 - (2 bình chọn)

Bàn thờ Ông Địa – Thần Tài là nơi được gia chủ gửi gắm tín niệm tâm linh với mục đích thỉnh cầu tới các vi thần, mong các vị thần sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc, trấn trạch,…. Vậy nếu bàn thờ Ông Địa cũ nên làm gì? Chúng ta cùng đi giải đáp thắc mắc này nhé.

Bàn thờ Ông Địa cũ nên làm gì?

Bàn thờ Ông Địa cũ nên làm gì?
Bàn thờ Ông Địa cũ nên làm gì?

Dựa vào những điều kiện, trường hợp khác nhau nên gia chủ cũng sẽ có từng phương án cho việc xử lý bàn thờ Ông Địa cũ. Qúy gia chủ có thể đốt bỏ bàn thờ Ông Địa Thần Tài cũ thành tro, sau đó dải tro xuống ao hồ, sông, suối nơi gần nhà mình.

Hướng dẫn chi tiết cách bỏ bàn thờ Thần Tài cũ

Khi quý gia chủ muốn bỏ bàn thờ Thần Tài cũ thì có thể tham khảo các bước sau để tránh mạo phạm tới các vị Thần Linh.

Bàn thờ Ông Địa cũ nên làm gì?
Bàn thờ Ông Địa cũ nên làm gì?

Bước 1: Chọn ngày tốt tháo bỏ ban thờ cũ

Tuyệt đối không được chọn đại 1 ngày để bỏ bàn thờ, quý gia chủ nên chọn một ngày tốt để làm. Một ngày tốt cần phải đảm bảo các điều sau:

  • Không được chọn những ngày đại kỵ như: ngày tam nương, sát chủ, không vong…
  • Ngày phải phù hợp với mệnh và tuổi của gia chủ.

  •  Không thay hay bỏ bàn thờ Thần Tài cũ vào tháng 7 âm lịch (đây là tháng cô hồn).

Đề đảm bảo chọn được ngày tốt nhất thì quý gia chủ có thể hỏi ý kiến của các chuyên gia phong thuỷ hoặc các sư thầy.

Bước 2: Chuẩn bị mâm lễ cúng giải ban Thần Tài

Để thể hiện lòng thành kính của mình thì quý gia chủ cần phải chuẩn bị mâm cúng thật đầy đủ và tươm tất nhất.

Bước 3: Thực hiện đọc văn khấn xin bỏ bàn thờ Thần Tài cũ

Gia chủ tiến hành bày biện mâm lễ trên ban thờ, sau đó thắp hương, vái 3 lạy trước ban thờ Thần Tài Ông Địa và khấn xin các vị Thần cho phép bỏ ban thờ cũ. Quý vị có thể tham khảo bài văn khấn giải ban thờ Thần Tài sau:

“Nam mô A di đà phật! ( 3 lần, 3 vái)

+ Con kính lạy ngài Hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.

+ Con kính lạy ngài Đông trù tư mệnh, táo phủ thần quân.

+ Con kính lạy Ngũ phương, Ngũ thổ Long thần

+ Con kính lạy các ngài Thần Tài vị tiên.

+ Con kinh lạy các ngài thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Bước 4: Đọc bài văn khấn cúng lễ hóa bỏ bàn thờ Thần Tài

Hôm nay là ngày……tháng……năm……………………………………………

Tín chủ con là…………………..Cùng các con cháu trong gia đình.

Ngụ tại:…………………………………………………………………………..

Lý do……………………………….nên không thể thường xuyên hương khói phụng thờ. Vì vậy, hôm nay chúng con thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả bày lên trước án.

Trước là để tạ ơn công đức của chi vị Thần Tài, Thổ địa. Sau là xin được làm lễ giải xá ban Thần Tài để nơi thờ phụng được khang trang tươi đẹp hơn. Chúng con đội ơn các ngài đã chở che, hộ mệnh, phù hộ độ trì cho chúng con suốt thời gian qua đến nay chúng con xin bái tạ.

Con kính mời các vị Thần lộc, Thần Tài cùng các chi vị tôn thần hoan hỉ đến An vị tại ban Thần Tài mới tại:……………..mong các ngài hiển linh tiếp tục phù trì cho chúng con.

(Hoặc: Con kính mời các vị Thần lộc, Thần Tài cùng các chi vị tôn thần hoan hỉ về trời. Hay cư ngụ tại nơi khác nhận phù trì cho gia chủ mới).

Cúi xin Thần Tài, Thổ địa cùng các chư vị Tôn thần thương xót tín chủ; giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật phù trì cho gia chủ chúng con an ninh khang khái.

Vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng. Sở nguyện tòng tâm ( Đoạn này tùy theo gia chủ muốn xin điều gì thì vái xin điều đó).

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi đầu xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà phật! (3 lần, 3 lễ)”

Bước 4: Hóa bỏ bàn thờ Thần Tài

Khi đã đọc xong bài văn khấn xin giải ban thờ, thì quý gia chủ cần phải đợi cho hương tàn, rồi tiến hành đốt tiền vàng mã và rải muối, gạo, nước.

Những vật dụng bằng gỗ như ban thờ, kệ để kê ban thờ, bục tam cấp… thì đem hoá tro và thả xuống sông cho mát. Còn những vật dụng bằng gốm sứ như: bát hương, tượng Thần Tài Thổ Địa thì có thể đem lên đình chùa để gửi hoặc chôn ở dưới những gốc cây to.

Những Lưu ý khi bỏ bàn thờ Ông Địa cũ

Các gia chủ cần biết những lưu ý dưới đây khi thực hiện bỏ bàn thờ cũ:

– Gia chủ tuyệt đối không nên thay đổi hay bỏ bàn thờ Ông Địa cũ vào tháng 7 âm lịch.

– Khi thực hiện việc bỏ bàn thờ Ông Địa Thần Tài cũ cần tham khảo ý kiến các chuyên gia phong thuỷ, các thầy pháp để thực hiện quy trình tránh phạm kiêng kị.

– Cần phải xem ngày, giờ tốt sau đó mới thực hiện việc hoá, bỏ bàn thờ cũ.

– Sau khi hóa thành tro gia chủ nên thả tro trôi sông, kiêng kị không được bỏ ra ngoài bãi rác, hay những nơi không sạch sẽ.

– Khi thực hiện xong việc thay đổi bàn thờ khác thì tránh để đụng chạm khiến bàn thờ bị xê dịch.

– Gia chủ cần lựa chọn các mẫu bàn thờ Thần Tài chuẩn kích thước lỗ ban phong thuỷ.

Những Lưu ý khi bỏ bàn thờ Ông Địa cũ 
Những Lưu ý khi bỏ bàn thờ Ông Địa cũ

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ ngắn về thắc mắc bàn thờ Ông Địa cũ nên làm gì? Kiến thức trên sẽ giúp gia chủ tránh những kiêng kị không đáng có.