Ông Địa Là Ai? Cách Phân Biệt Ông Địa Và Ông Thần Tài

5/5 - (7 bình chọn)

Ông Địa – Thần Tài được nhiều gia đình thờ cúng bằng cách lập bàn thờ Thần Tài Thổ Địa. Nhất là các gia đình kinh doanh, buôn bán thì không thể nào thiếu được, với mong cầu mang lại nhiều may mắn, tài lộc, phú quý. Nhưng nhiều người vẫn chưa hề biết được ông Địa là ai? và cách phân biệt tượng Ông Địa và Ông Thần Tài và đi cùng với đó là những lưu ý khi thờ cúng tượng ông Địa.

Vậy hãy theo dõi bài viết này Đồ Thờ Thịnh Vượng sẽ giúp bạn có kiến thức về điều này.

Ông Địa là ai?

Ông Địa còn được người dân gọi là Thổ Công, Thổ Thần, Thổ Địa là một vị thần được tôn kính trong việc cai quản, bảo vệ các mảnh đất mà người ta thờ cúng. Do đó trong dân gian luôn có câu ‘đất có thổ Công, sông có Hà Bá’.

Trong mỗi gia đình đều có một vị thổ công trông coi cửa nhà, đất đai. Việc thờ cúng thổ địa trong mỗi gia đình đã có từ thời xa xưa, vì người xưa tin rằng có đất đai thì mới có cơm có áo, có cuộc sống no đủ. Để công việc nông nghiệp luôn được thuận lợi thì phải có vị thần giúp canh giữ của cải mùa màng trên mảnh đất đó, rồi từ ngày đó những người làm nông nghiệp bắt đầu thờ cúng Thổ Công.

tượng thần tài thổ địa chúc phúc
Tượng Thổ Địa Thần Tài Đá Chúc Phúc

Sự tích ông Địa

Theo chiều dài lịch sử thì người dân Việt ta phần lớn làm nông nghiệp dựa vào nông nghiệp mà có cuộc sống. Mà nông nghiệp lại rất cần các yếu tố tự nhiên như: đất, nước, thời tiết, khí hậu,.. trong có thể thấy rằng đất đai là sự tất yếu là yếu tố tạo nên vạn vật. Vì thế, thần Đất hay Thổ Thần là một trong các vị thần được người nông dân luôn để tâm đến trước nhất.

Như đã biết thì Nam Bộ là một vùng đất đồng bằng mới vô cùng rộng lớn, những bước chân đầu tiên đặt chân lên mảnh đất sơ khai này thì nơi đây vẫn là một vùng đầm lầy nê địa, rừng hoang, cỏ rậm, thú dữ vô kể… Mọi thứ ở đây đều quá đỗi lạ lẫm đối với họ, từ tiếng chim kêu, tiếng cá vẫy vùng… đến tiếp cọp rống, gió rít đều gây ra cảm giác lo sợ.

Các cư dân của vùng Nam Bộ trong quá khứ tin rằng tất cả các vùng đất ở nơi đây, từ rừng, sông, đất đai,… đều có các vị thần cai quản. Để đảm bảo sự bình yên trong làm ăn cấy hái, họ phải cúng bái, khấn vái cho các vị thần nơi đây. Để mong cầu sự phù hộ để có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình an. Bởi thế, Thổ Công là một trong những vị thần được tôn thờ. Người dân xem Thổ Công như một vị thần bảo vệ cho mảnh đất, ruộng trồng của họ.

Hình tượng ông Địa ở vùng Nam Bộ thường được miêu tả như một người đàn ông trung niên, mập mạp với bụng to, vú lớn, cười tươi tắn, tay cầm quạt và điếu thuốc. Hình tượng này có vẻ hào sảng, tươi vui, mang theo sự hài hước và đây cũng là một đặc điểm trong tính cách của người Nam Bộ.

Người Nam bộ thường có sự tín tâm tin vào thần thánh nhưng đôi khi họ cũng không tuyệt đối hoá sự thờ phụng này. Họ tin vào Thổ Địa, họ thờ cúng ông ấy quanh năm, nhưng khi mùa màng thất bát, buôn bán lỗ họ vẫn khẩn cầu tới ông Địa, nhưng rồi mọi thứ vẫn không khá lên, người dân lại sẵn sàng mang ông Địa bỏ ở gốc cây, kẹt đá hay quăng xuống sông.

Bởi lẽ đó mà Ông Địa ở Nam Bộ lại có sự gần gũi như vậy trong đời sống của người dân như vậy. Cũng chính vì những điều này mà có nhiều giai thoại về ông Địa do dân gian tạo ra, nhằm giải thích về hình thể cũng như tính cách cùng những hiện tượng mà con người ta không thể lý giải được trong cuộc sống của mình.

Trong sự tích” Ông Địa bụng bự” kể về việc ông Địa ban đầu có bụng bình thường, sau đó vì giúp Hà Bá gả cho con gái của một mụ góa bụa mà Hà Bá bị lừa và đạp ông Địa một cú, khiến ông Địa cười ngất, rơi xuống kinh, bị uống nước kinh quá nhiều, dẫn đến bụng ông phình to ra và trở thành đặc trưng của tượng ông Địa ngày nay.

tượng ông địa thần tài đá vàng
Tượng Thần Tài Thổ Địa Đá Vàng

Ông Địa khác gì so với ông Thần Tài

Mặc dù luôn xuất hiện cùng nhau trên bàn thờ ông Địa Thần Tài trong gia đình, tuy nhiên ông Thần Tài và Thổ Thần lại mang những khả năng khác nhau, nhưng đồng thời lại có sự liên quan với nhau với câu nói “ Thổ năng sinh bạch ngọc, Địa khả xuất hoàng kim “ ý ám chỉ rằng “ đất có thể sinh ra ngọc tốt, vàng bạc cũng từ đất mà sinh ra “ hàm ý ở đây chỉ ra rằng giữa Thần Tài và Thổ Địa có sự tương quan, gắn bó với nhau, cùng nhau có ảnh hưởng tới tài lộc, công việc làm ăn của gia đình.

Sự khác nhau giữa Ông Thần Tài và Ông Thổ Địa qua vẻ bề ngoài cũng rất dễ nhận ra, ông Thần Tài luôn xuất hiện với hình tượng một ông già râu tóc bạc, tay cầm thỏi vàng và luôn nở nụ cười. Thần tài là vị thần giúp trông coi của cải, vàng bạc để đem lại nhiều tài lộc, may mắn cho gia đình.

Còn tượng Ông Địa lại thường xuất hiện với hình ảnh là một ông lão với  tay cầm quạt mo, tay cầm thỏi vàng cùng chiếc bụng to, với nụ cười luôn thường trực trên môi, ông sẽ giúp gia chủ canh giữ đất đai, ruộng vườn, nhà cửa.

tượng Thần Tài Thổ Địa
Tượng Ông Địa Thần Tài Đá Đỏ

Tín ngưỡng thờ cúng ông Địa

Tín ngưỡng thờ Thổ Công đã trải qua nhiều thay đổi trong lịch sử. Tuy nhiên, trong tâm thức dân gian Nam Bộ, Thổ Địa được coi là một vị phúc thần, bảo vệ đất đai và giúp gia chủ giàu có, mau lành bệnh, tìm kiếm món đồ đã mất và đưa rước Thần Tài đến nhà.

Theo tín ngưỡng dân gian, thờ Thổ Công giúp buôn bán thành công, nhưng theo các tôn giáo Á Đông thì Thổ Công là vị thần bảo vệ địa phương và gia đình. Ở cấp độ cao hơn, ông Địa là vị thần hộ trì cho những người lương thiện và bậc tu hành, có tầm quan trọng trong mặt tâm linh.

Những điều cần lưu ý khi thờ cúng ông Địa hàng ngày

Công việc thờ cúng tưởng chừng đơn giản nhưng cũng cần chăm chút và quan tâm tới bàn thờ Thần Tài Thổ Địa.

Chăm sóc, vệ sinh thường xuyên cho bàn thờ ông Địa Thần Tài

Trên ban thờ gồm tượng Thổ Địa – Thần Tài cùng các vật phẩm phong thuỷ, hay vật phẩm thờ rất dễ bám bẩn.  Vậy nên, trong quá trình thờ cúng hàng ngày thì gia chủ cần để ý và quan tâm việc lau dọn, tắm rửa tượng ông Địa – Thần Tài thường xuyên để tránh quá bụi bẩn.

Chuẩn bị lễ vật cúng chu đáo

Khi cúng trên bàn thờ ông Địa Thần Tài thì việc chuẩn bị lễ cúng cần đầy đủ và chu đáo, các vị thường có sở thích ăn thịt quay, bánh hỏi, chuối, bưởi,… vậy nên các bạn cần để ý đến lễ vật nhé, để việc thờ cúng mang nhiều ý nghĩa nhất.

Cách thắp hương cho bàn bàn thờ ông Địa Thần Tài

Khi bàn thờ Thần Tài Ông Địa là mới thì cần thắp hương 100 ngày liên tục, đèn bàn thờ luôn phải để sáng. Theo các ngày lễ tết hay thỉnh cầu cần thắp hương theo số lượng 3, 5 nén hương cho các ngày lễ Tết.

Luôn để hoa quả tươi trên bàn thờ Thổ Địa Thần Tài

Loại hoa cúng bàn thờ Thần Tài Thổ Địa thường được ưa chuộng nhất là hoa đồng tiền. Các gia chủ cũng cần lưu ý thay nước thường xuyên, chọn các cành hoa to và đẹp, tránh dập nát khi dâng lên bàn thờ. 

Thời gian cúng tượng ông Địa hàng ngày

Thời gian thờ cúng hàng ngày cũng cần gia chủ lựa chọn phù hợp với thời gian công việc của bản thân, hoặc theo khung thời gian nhất định vào buổi sáng hoặc buổi tối, chứ không nên thắp hương cúng mỗi ngày một khung giờ khác nhau.

Trang phục của gia chủ khi cúng Thổ Địa

Về phía gia chủ khi thờ cúng  tại bàn thờ ông Địa Thần Tài cần ăn mặc chỉnh tề, nghiêm túc, không được mặc quần áo lôi thôi, khi thực hiện thờ cúng cần thành tâm và trang nghiêm.

Tượng 3 Ông Thần Tài Thổ Địa Đá Màu Cao Cấp
Tượng 3 Ông Thần Tài Thổ Địa Thần Tiền Đá Màu Cao Cấp

Trên đây là toàn bộ bài viết về Ông Địa là ai?, cách phân biệt giữa tượng Ông Địa, Ông Thần Tài. Chúng tôi hy vọng những kiến thức này giúp bạn có thêm nhiều những hiểu biết về văn hoá thờ cúng của người Việt ta.