Tờ dị hiệu là một vật phẩm rất quan trọng trong bát hương Thần Tài, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách viết dị hiệu bát hương Thần Tài đúng chuẩn. Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu điều này nhé.
Dị hiệu bát hương Thần Tài là gì?
Tờ dị hiệu là tấm sớ được in màu vàng, bề mặt bên trên viết chữ đỏ. Sau khi chuẩn bị xong thì gia chủ sẽ dán kèm tờ dị hiệu cùng với bộ thất bảo để làm cốt bát hương. Ý nghĩa tờ dị hiệu: Tờ dị hiệu ghi tên các vị thần linh, các vị thần trên tờ dị hiệu này được gia chủ thờ cúng. Việc viết dị hiệu bát hương Thần Tài sẽ do các sư thầy pháp hoặc gia chủ có thể tự viết.
Cách viết dị hiệu bát hương Thần Tài tránh kiêng kỵ
Khi bốc bát hương Thần Tài Ông Địa rất ít người biết cách viết tờ dị hiệu, đa phần mọi người sẽ thường mang đến chùa nhờ sư thầy viết, như vậy sẽ chính xác hơn. Cùng với đó sư thầy sẽ làm lễ niệm chú cho bát hương để linh nghiệm hơn.
Ngoài ra nếu gia chủ muốn tự mình thực hiện viết tờ dị hiệu bát hương cũng được, nhưng sẽ phải thực hiện theo các bước sau để linh thiêng nhất.
Tên các vị thần được ghi trên dị hiệu viết theo chiều dọc, vào ô chữ nhật trống ở giữa của tờ dị hiệu bát hương. Có thể viết bằng chữ Việt như văn bản bình thường hay chữ Hán đều được. Dựa vào vị trí gia chủ chưng bát hương mà dẫn đến cách viết dị hiệu cũng có sự khác nhau, cụ thể như sau:
- Thờ Đức Phật: Phụng thờ bao gồm: Đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát anh minh.
- Thờ Thần Tài: Phụng thờ luôn bao gồm: Thần Tài Bà chúa kho (hoặc Ông Lộc hay Thái Bạch tinh quân) cùng với các chư vị chân linh.
- Thờ gia tiên: Phụng thờ sẽ bao gồm: Đại nội ông bà, tổ tiên, dòng họ trong gia đình cùng với chư vị chân linh.
- Thờ Bà cô Ông mãnh (là việc thờ cúng những người chết trẻ trong dòng họ): Vì vậy Phụng thờ trong nhà sẽ bao gồm: Bà cô Ông mãnh và không thể thiếu các chân linh vị tiền.
- Thờ Thần linh Thổ công: Phụng thờ sẽ bao gồm các chư vị thần linh cùng với Thần linh Thổ công cai quản đất đai trong nhà.
- Thờ người mới chết (tức là bát hương được đặt ở bàn thờ tang) sẽ được ghi: chính hồn: …. sinh năm ….. tử năm ….. chi thần vị”.
Nhưng trên đây ta sẽ chỉ thờ Thần Tài – Thổ Địa nên chỉ viết dị hiệu về Thần Tài – Thổ Địa.
Cách gói tờ dị hiệu và đặt cốt bát hương đúng phong thủy
– Bước 1: Đầu tiên sẽ cần tẩy uế bộ thất bảo thật sạch sẽ, sau đó để khô ráo với sử dụng. Dựa vào từng vùng sẽ có cách gói bộ thất bảo khác nhau, có thể gói bộ thất bảo với giấy ngũ sắc hoặc giấy trang kim để chuẩn phong thủy.
– Bước 2: Đặt bộ thất bảo đã được tẩy uế được gói trong giấy trang kim vào hộp nhung đỏ, kế tiếp gấp nhỏ tờ dị hiệu được ghi đầy đủ đặt phía trên gói thất bảo. Cuối cùng dùng giấy trang kim bọc hộp nhung đỏ đã đóng nắp trước đó lại.
Dị hiệu không bát hương Thần Tài có ý nghĩa gì?
Bát hương không có dị hiệu có sao không?
Bát hương không có tờ dị hiệu, việc này khiến thân linh của các vị thần không thể về chứng giám cho gia chủ. Dẫn đến việc thờ cúng sẽ không còn linh thiêng, việc thờ này không biết đang thờ ai cả. Nên gia chủ phải hết sức chú tâm việc phải có dị hiệu trong bát hương.
Bát hương có ghi dị hiệu nhưng không đúng có kiêng kỵ không?
Nhiều người hiểu nhầm dị hiệu bát hương Thần Tài là ghi tên người nào đó đã mất trong dòng họ vào dị hiệu, hoặc ghi quá nhiều tên người vào cùng một dị hiệu. Dị hiệu sẽ không còn công dụng như ý nghĩa của dị hiệu, khiến cho việc thờ cúng không còn linh thiêng.
Cũng có những trường hợp gia chủ bốc nhiều bát hương cùng một lúc, gia chủ bị nhầm lẫn bỏ nhầm dị hiệu của bát hương này sang bát hương khác. Những nhầm lẫn này dẫn đến tờ dị hiệu bát hương Thần Tài không còn đúng và sẽ bị mất tác dụng.
Đây là bài viết của Đồ Thờ Thịnh Vượng chia sẻ tới các bạn, hy vọng rằng sau bài viết này quý gia chủ sẽ biết cách viết dị hiệu bát hương Thần Tài đúng chuẩn nhất, cùng những lưu ý để tránh mắc phải những kiêng kỵ có thể gặp phải.