Mâm ngũ quả ngày Tết là văn hoá của người Việt Nam ta bao đời nay. Tuỳ vào từng vùng miền mà mâm ngũ quả lại có sự trang trí riêng để phù hợp với khí hậu và các loại quả của khu vực đó. Vậy, ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết, cách bày trí mâm ngũ ngũ quả Tết sao cho đẹp.
Mâm ngũ quả là gì?
Mâm ngũ quả là khái niệm để chỉ một mâm hoa quả với năm loại quả khác nhau được bày bằng mâm bồng vào ngày Tết. Những loại quả này thể hiện những nguyện ước của gia chủ, con cháu tới các vị thần cùng ông bà tổ tiên thông quan tên gọi và màu sắc từng loại quả và cách sắp xếp các loại quả này.
Hiện nay mâm ngũ quả ngoài việc mang theo ý nghĩa tâm linh thì nó còn là sự trang trí cho không gian thờ cúng của gia đình.
Nguồn gốc của mâm ngũ quả bắt nguồn từ đâu?
Mâm ngũ quả có nguồn gốc từ phật giáo. Hình ảnh 5 loại quả 5 màu này tượng trưng cho ngũ căn của nhà Phật gồm: Tín – Tấn – Niệm – Định – Huệ. Tín thể hiện cho lòng tin, Tấn thể hiện ý chí kiên cường bền bỉ, quyết tâm, Niệm thể hiện cho sự luôn ghi nhớ trong lòng những đạo lý biết giúp đỡ người khác, Định thể hiện cho sự kiên định vững chắc, Huệ thể hiện cho sự sáng dạ, tinh thông.
Từ đó, trong văn hoá Tết cổ truyền của người Việt luôn xuất hiện mâm ngũ quả với 5 loại màu khác nhau này, được nhà nhà sử dụng đến ngày nay. Con số 5 cũng là số lẻ tượng trưng cho ngũ phúc lâm môn nghĩa là Phú (giàu có, nhiều của cải vật chất) – Quý (phẩm hạnh cao quý) – Thọ (sống lâu, trường thọ) – Khang (nhiều sức khoẻ) – Ninh (Cuộc sống nhẹ nhàng bình an).
Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên Đán
Ngũ nghĩa là “năm”, là biểu tượng của sự sống sinh sôi nảy nở. 5 thứ quả theo quan niệm phong thuỷ là ngũ hành ứng với mệnh của con người. Số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi trên dương thế.
Quả là biểu tượng cho sự sung túc, đầy đủ với hình tượng mỗi quả là mỗi vũ trụ, bên trong quả có chứa hạt, điều này tượng trưng cho các ngôi sao, mang ý nghĩa sinh sôi, nảy nở và tái sinh bất diệt của sự sống.
Mâm ngũ quả chính là sự hoà hợp giữa sự sống sinh sôi nảy nở cùng vũ trụ bao la trong thiên hà, chính là sự thể hiện rằng mâm ngũ quả mang ý nghĩa to lớn khó có điều j sánh được.
Ý nghĩa của từng loại quả trong mâm ngũ quả 3 miền
Với các loại quả trong mâm ngũ quả miền Bắc
Người miền Bắc thường bày mâm ngũ quả theo Ngũ hành trong văn hóa phương Đông là vạn vật dung hòa cùng trời đất. Vì vậy, mâm ngũ quả cũng phải có 5 màu: màu trắng hành Kim , màu xanh hành Mộc, màu đen hành Thủy, màu đỏ hành Hỏa, màu vàng hành Thổ. Cách bài trí đơn giản bằng cách sắp xếp màu sắc từng loại quả xen kẽ với nhau, hợp phong thủy ngày Tết. Tuy nhiên lại không câu nệ nhiều hay ít nhưng cần sắm đủ lễ, đủ loại quả, các quả này có ý nghĩa ý nghĩa để bày cúng.
Mâm ngũ quả miền Bắc gồm có: Chuối xanh, bưởi, đào, hồng, quýt hoặc các loại quả khác có màu tương đương các loại quả này cũng được, nên chọn các loại quả có ý nghĩa.
Cách trình bày truyền thống:
Chuối ở dưới cùng như bàn tay đỡ lấy toàn bộ các loại quả khác phía trên. Chính giữa nải chuối sẽ là quả bưởi hoặc phật thủ vàng, các loại quả khác bày xung quanh. Những chỗ còn trống cài xen kẽ quýt vàng, hoặc ớt chín đỏ.
Do cuộc sống và điều kiện hiện nay đã tốt hơn nên trái cây cũng càng đa dạng, vậy nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn, nhiều người cũng đã không cứng nhắc trong việc sắp mâm ngũ quả nữa. Mà có thể là bát, cửu, thập quả,… để thêm phong phú và thẩm mỹ hơn, dù vậy thì vẫn được gọi là mâm ngũ quả.
Các loại quả trong mâm ngũ quả miền Trung
Miền Trung có đất đai cằn cỗi với khí hậu khắc nghiệt, ít loại hoa quả nên nhiều người nơi đây cũng không quá câu nệ hình thức mâm ngũ quả ngày Tết, chủ yếu thường là có gì cúng nấy, thành tâm dâng lễ kính tổ tiên.
Ngũ quả thường thấy là: Thanh long, Chuối, Dưa hấu, Mãng cầu, Dứa, Sung, Cam, Quýt và có thể là các loại quả khác.
Bởi vậy, mâm ngũ quả mỗi vùng miền có thể là mỗi khác, thói quen thờ cúng mỗi nơi cũng khác nhau.
Các loại quả trong mâm ngũ quả miền Nam
Một mâm ngũ quả miền Nam hay có: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung. Được đọc thành “cầu vừa đủ xài sung” hoặc “cầu sung vừa đủ xài” họ thường kiêng kỵ chưng trái có tên mang ý nghĩa xấu, đọc không thuận miệng và không chọn trái có vị đắng, cay.
Các loại quả thường thấy trên mâm bồng miền Nam: Mãng cầu, Sung, Dừa, Đu đủ, Xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu vỏ xanh, lòng đỏ để cầu may mắn, phúc hỷ.
Cách bày trí mâm ngũ quả ngày Tết của 3 miền đẹp, ý nghĩa nhất
Khi đã chọn lựa để có được các loại quả mong muốn và mang theo ý nghĩa của mỗi vùng miền thì cách trình bày sao cho đẹp cũng là điều cần quan tâm vì nó giúp mâm ngũ quả ý nghĩa hơn, thẩm mỹ hơn.
Cách bày mâm ngũ quả miền Bắc
Mâm ngũ quả miền bắc thường sẽ được chọn bà bày theo thuyết ngũ hành nên cần chọn các loại quả tương ứng với các màu và có ý nghĩa.
Nguyên liệu:
– Mâm bồng.
– Các loại quả: 1 nải Chuối xanh, 1 quả bưởi hoặc phật thủ hoặc mãng cầu, đào, hồng quýt, các quả để trang trí thêm táo, ớt đỏ, quất vàng, thanh long .
Cách thực hiện
Đặt nải chuối xanh trên mâm bồng đỡ lấy toàn bộ các loại quả khác, chính giữa do gia chủ lựa chọn có thể là Phật thủ, bưởi và xung quanh bày các loại quả khác là được, để che đi những khoảng trống gia chủ trang trí bằng các loại quả như táo, ớt, quất vàng để che đi các khe hở và cũng để tăng tính thẩm mỹ cho mâm quả.
Tuy nhiên thay vì ngũ quả thì gia chủ có thể tăng lên thành bát, cửu, thập quả để tăng tính thẩm mỹ và thể hiện sự thành kính của con cháu trong nhà.
Cách bày mâm ngũ quả miền Trung
Miền trung là khu vực quanh năm phải thường xuyên chịu thiên tai khắc nghiệt nên hoa quả tại miền Trung không có quá nhiều sự lựa chọn, nên thường ở khu vực mâm ngũ quả cũng đơn giản, có quả gì bày quả đấy. Miễn sao thể hiện sự thành tâm, thành kính với tổ tiên
Nguyên liệu
– Mâm bồng.
– Các loại quả: Chuối, dừa, sung, đu đủ, lựu, thanh long, cam, quýt xoài, dưa hấu,…
Cách thực hiện
Cũng như mâm ngũ quả miền bắc, nải chuối đặt dưới cùng để đỡ lấy toàn bộ hoa quả khác ở bên trên nó, sau đó sắp xếp xen kẽ các loại quả khác để tạo thẩm mỹ cho mâm ngũ quả. Cũng như vậy, thì vì chỉ là 5 loại quả thì bạn có thể tăng lên thành bát, cửu, thập quả cho thêm phần thẩm mỹ.
Cách trình bày mâm ngũ quả miền Nam đẹp
Khác với hai miền Trung, miền Bắc thì mâm ngũ quả của người miền Nam cũng khá ấn tượng và bởi sự đa dạng về các loại hoa quả, vì nơi đây thuận lợi về khí hậu để có thể trồng được nhiều loại cây trồng.
Nguyên liệu:
– Mâm bồng.
– Các loại quả cơ bản được chọn: Dưa hấu, sung, đu đủ, xoài, mãng cầu,…
Cách thực hiện:
Khác với 2 miền Bắc, miền Trung thì người miền Nam không có chưng nải chuối, cách trình bày mâm ngũ quả này thì khá đơn giản, bạn sắp xếp các loại quả lớn ở trung tâm và các quả còn lại sắp xếp xen kẽ, xung quanh
Một số sai lầm cần tránh khi bày mâm ngũ quả ngày tết
Việc bày biện mâm ngũ quả Tết là điều hiển nhiên của mỗi gia đình khi Tết đến xuân về. Nhưng có một vài sai lầm khi thực hiện việc bày mâm ngũ quả cúng hay cách đặt mâm bồng trên bàn thờ mà không phải ai cũng biết.
Hiểu sai về ý nghĩa mâm ngũ quả, ý nghĩa từng quả
Mâm ngũ quả thường được chọn theo thuyết ngũ hành, vì vậy khi trang trí bày mâm ngũ quả ngày Tết tránh mắc lỗi như là chọn loại trái cây không có ý nghĩa hoặc không đủ 5 màu sắc của ngũ hành trong đó.
Rửa quả cho sạch để bày
Thông thường nhiều người nghĩ rằng cần rửa sạch sẽ hoa quả để mâm ngũ quả được bóng loáng sạch sẽ, nhưng điều này lại làm cho trái cây nhanh bị héo hơn, và không tươi lâu.
Do đó chỉ cần dùng khăn ẩm lau qua bụi bẩn trên bề mặt quả là được.
Bày trái cây lên mâm ngũ quả khi vỏ còn ướt
Để hạn chế các tiếp xúc giữa các loại quả mà bị đọng nước sẽ gây ra việc quả nhanh bị thối, mốc, gây úng quả. Vậy nên trước khi đặt mâm chưng bàn thờ thì cần làm khô ráo phần ngoài của trái cây.
Chưng quá 5 loại quả
Hiện nay nhiều loại quả đa dạng và có thể bày nhiều hơn 5 loại quả lên bàn thờ, nhưng không thể bày tất lên được. Cần lưu ý rằng chỉ bày quả chứ không bày thêm bất cứ thực phẩm hay hoa nào lên.
Chọn sai số lượng quả
Điều này hay xảy ra với nải chuối, cần chọn nải chuối đều quả, và chọn số quả phải lẻ, các quả phân bổ đều nhau. Đấy là lưu ý cho việc chọn quả để có được nhiều may mắn.
Bày quả chín đẹp
Nếu không tính toán kỹ thời gian chọn mua quả và bày biện thì quả sẽ có thể bị héo hoặc chín quá khi ngày 30 Tết. Thế nên, cần lựa chọn những quả già nhưng chưa chín quá. Chuối thì nhất định phải xanh,cá loại xoài, đu đủ, hồng, xoài,… nên chọn những quả ương, dưa hấu chọn quả vỏ xanh lòng đỏ, dù là nhiều loại quả nhưng nên thêm quả Phật thủ vì đây là biểu tượng của tay Phật.
Bày hoa, thực phẩm khác lên mâm ngũ quả
Hiện nay tuy rằng các loại trái cây, hoa quả đa dạng nên nhiều người cũng không quá cứng nhắc trong việc chỉ chưng đúng 5 loại quả mà có thể bày nhiều hơn loại quả. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng là chỉ bày thêm quả chứ không được bày thêm hoa và các thức ăn chung vào mâm quả.
Bày những quả có gai, mùi hắc lên mâm ngũ quả
Việc bày mâm ngũ quả là biểu trưng cho những mong muốn cho gia đình có được Phúc – Lộc – Thọ – Khang – Ninh. vậy nên cần bày những quả mang ý nghĩa khi thờ cúng. Cần tránh những loại quả có gai sắc nhọn, mùi hắc như mít, sầu riêng, chôm chôm, ớt cay, khổ qua,… lên mâm ngũ quả cúng.
Hướng dẫn cách chọn các loại quả chưng bàn thờ trong ngày tết
Để có một mâm ngũ quả ngày Tết thật đẹp, tươi lâu, các bạn khi chọn quả cũng cần những hiểu biết cơ bản để khâu chọn lựa hoa quả được hoàn hảo.
– Chọn các quả mới chín tới để khi bày lên bàn thờ có được màu sắc tươi lâu.
– Chọn quả to đều, không bị dập, trầy xước còn cuống và lá xanh.
– Không rửa quả sẽ làm quả bị nhanh héo, dễ bị ung hỏng.
Sự giống và khác nhau giữa mâm ngũ quả của 3 miền
– Giống nhau: bày biện ngũ quả là nét đẹp văn hoá đặc trưng các dịp Tết đến, xuân về của người Việt ta. Dù là miền nào thì đều chung ý nghĩa là thể hiện lòng thành kính tới các vị gia tiên, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn thiêng liêng của con cháu với ông bà tổ tiên.
– Khác nhau:
Miền Bắc: Mâm ngũ quả phải mang đầy đủ yếu tố ngũ hành.
Miền Trung: Không quá cầu kỳ, trái cây đơn giản gần gũi với đời sống.
Miền Nam: Thường bài theo mong muốn “cầu sung vừa đủ xài” , tránh các loại quả phát âm mang ý nghĩa không tốt.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi về cách bày mâm ngũ quả ngày Tết, chúng tôi hy vọng bạn nắm được những kiến thức và thêm hiểu biết về ngày Tết cổ truyền đặc sắc của người Việt ta. Qua đây thì cũng mong các bạn có thể tự mình trình bày được mâm ngũ quả thờ tổ tiên ngày Tết đẹp và ý nghĩa.