Bát hương trong quá trình thờ cúng lâu ngày sẽ dẫn tới cũ kỹ, sứt mẻ, nứt vỡ. Khi đấy gia chủ cần phải tiến hành thay thế bằng bát hương mới. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách thay bát hương cũ. Nếu không thay bát hương không đúng cách, có thể gây ra những tai ương không đáng có. Vì vậy, trong bài viết này, Đồ Thờ Thịnh Vượng sẽ hướng dẫn quý vị các bước thay bát hương cũ một cách an toàn và đúng quy trình nhất.
Khi nào cần thay bát hương cũ?
Khi bát hương trên bàn thờ gia tiên trở nên cũ kỹ hoặc bị nứt vỡ, việc thay thế bằng bát hương mới là cần thiết để thể hiện sự tôn kính đối với ông bà tổ tiên. Tuy nhiên, nếu thay bát hương không đúng cách, gia đình có thể gặp phải những tai họa không đáng có.
Nguyên tắc khi bỏ bát hương cũ
Nguyên tắc khi bỏ bát hương cũ trên bàn thờ sẽ tuân theo quan niệm “mọi thứ được sinh ra từ cát bụi sẽ về với cát bụi”.
Thông thường bát hương được làm bằng gốm, sứ nên để chúng trở về với cát bụi chính là đập nhỏ ra..
Sau khi bát hương được đập nhỏ, các mảnh vỡ không được vứt xuống ao hồ hoặc bỏ vào thùng rác, vì điều này không chỉ làm mất đi tính linh thiêng của vật phẩm mà còn có thể gây ra tai nạn và thương tích cho người khác. Thay vào đó, cách tốt nhất để xử lý những mảnh vỡ này là chôn chúng xuống vườn nhà hoặc chôn tại nhà thờ tổ. Việc chôn những mảnh vỡ này sẽ giúp giữ tính linh thiêng của bát hương và đảm bảo rằng không có ai bị thương tật vì vô tình dẫm vào chúng.
Để xử lý những bát hương cũ được làm bằng kim loại, có thể đun chảy chúng và trộn với đất cát để thành quặng. Tuy nhiên, việc nung chảy bát hương là một việc làm khó thực hiện. Thông thường, người ta sẽ đem bát hương cũ đến chùa để đúc tượng hoặc đúc chuông. Điều quan trọng là không được đem bát hương cũ bán đồng nát hoặc vứt đi mà cần xử lý đúng cách để giữ tính linh thiêng của vật phẩm và tránh phạm lỗi nặng với bề trên.
Cần phải thành khẩn xin phép, báo cáo với thần linh, những người đã khuất lý do, dự định và mong muốn thay bát hương để không không gây ảnh hưởng tới họ.
Thay bát hương mới vào ngày nào?
Theo phong tục truyền thống của Việt Nam, mọi gia đình thường thay bát hương mới vào những ngày cuối của năm cũ. Việc này mang ý nghĩa rằng có thể xua tan những điều xui xẻo, không may mắn của năm cũ, và đón nhận năng lượng tích cực, may mắn cho năm mới.
Thời điểm tốt nhất để thay bát hương cũ đó là ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, nếu không thể thay vào ngày này thì bạn có thể lựa chọn ngày khác trong khoảng từ sau ngày 23 đến trước đêm 30 Tết. Chú ý là phải chọn ngày hợp với mệnh của gia chủ.
Ai là người chủ trì buổi lễ thay bát hương mới?
Người chủ trì lễ thay bát hương có vai trò rất quan trọng. Nếu gia đình bạn coi trọng yếu tố tâm linh thì nên nhờ đến các sư thầy để thay bát hương mới cho. Các sư thầy, với kinh nghiệm thực hiện nhiều lần, họ sẽ thay bát hương mới một cách nhanh chóng và cẩn thận hơn.
Tuy nhiên, gia đình bạn cũng có thể tự thực hiện thay bát hương mới được. Chỉ cần gia chủ hướng thiện, thành tâm thực hiện tỉ mỉ theo các bước thì các vị Thần linh, gia tiên cũng sẽ phù hộ cho gia đình bạn.
Nên thay bát hương mới bằng chất liệu gì?
Gia chủ có thể chọn bất kỳ loại bát hương phù hợp với sở thích và mong muốn của mình. Thông thường, bát hương được làm bằng sứ hoặc đồng, mức giá khá linh hoạt tùy độ bền và vẻ đẹp của bát hương. Tuy nhiên, các sản phẩm bát hương Bát Tràng đang được nhiều người ưa chuộng trong những năm gần đây.
Vì đồ thờ gốm sứ được làm từ đất, mà theo phong thuỷ thì đất là 1 nguyên tố trong ngũ hành Kim – Mộc – Thuỷ – Thổ – Hoả nên mang lại cảm giác gần gũi với gia tiên.
Chuẩn bị mâm lễ bỏ bát hương cũ
Khi làm lễ thay bát hương mới cần chuẩn bị mâm cúng với đầy đủ những vật phẩm sau:
- Đĩa ngũ quả.
- Hoa tươi (hoa cúc vàng…).
- Đĩa bánh kẹo (bóc ra sẵn).
- Trầu 3 lá và cau 3 quả, có cành dài đẹp.
- 1 đĩa xôi.
- 2 bát chè ngọt.
- 5 cái bánh bao.
- 3 đến Đinh tiền lễ (mỗi một đinh 10 lễ).
- 1 chén Trà (khô).
- 1 chén Rượu.
- 1 chén Gạo.
- 1 chén Nước.
- 1 chén Muối.
Các bước thay bát hương cũ bằng bát hương mới
Khi tiến hành thay mới bát hương, cần phải thực hiện tuần tự đầy đủ các bước sau đây.
Bước 1: Làm sạch bát hương mới
Bạn cần chuẩn bị một ít rượu, 1 chiếc khăn lau mới và một cái chậu sạch chuyên dùng để lau dọn đồ trên bàn thờ. Sau đó, dùng khăn nhúng vào rượu để lau sạch bát hương từ bên trong ra bên ngoài. Việc làm này giúp loại bỏ hoàn toàn mọi bụi bẩn bám trên bát hương, đồng thời mang lại hương thơm dễ chịu cho không gian thờ cúng của gia đình. Sau khi lau sạch bát hương, bạn cần để bát hương khô ráo hoàn toàn trước tiến hành bước tiếp theo.
Bước 2: Chuẩn bị tro để bỏ vào bát hương
Tro cho bát hương bàn thờ có thể được mua tại cửa hàng vàng mã. Tuy nhiên, trước khi mua bạn cần xác định kích cỡ và hình dạng của bát hương để có thể lựa chọn lượng tro phù hợp. Ngoài tro, bạn cũng có thể chuẩn bị thêm một số viên đá hay ngọc quý để cho vào bát hương, tùy theo sở thích và quan niệm tâm linh của gia đình.
Bước 3: Bốc tro cho vào bát hương mới
Khi tiến hành bốc bạn cần phải rửa tay thật sạch bằng rượu gừng. Bốc tro vào bát bằng cách bốc lần lượt từng nắm và đồng thời đếm theo thứ tự: Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Nắm tro cuối cùng phải rơi đúng vào Sinh.
Lưu ý trước khi bốc tro vào bát hương cần phải khấn xin phép tổ tiên, khi bốc cần phải bốc bằng tay, tuyệt đối không được đổ trực tiếp vào bát hương.
Bước 4: Đặt bát hương mới lên bàn thờ gia tiên
Sau khi đã cho tro vào bát hương thì tiến hành đặt lên bàn thờ như vị trí cũ. Để đặt bát hương đúng vị trí, bạn cần chú ý đến thứ tự và vị trí của từng bát hương trên bàn thờ. Thường thì bát hương thần linh sẽ được đặt ở giữa, bên phải là bát hương gia tiên, bên trái là bát hương bà cô tổ. Nếu không chắc chắn, bạn có thể hỏi ý kiến của người lớn trong gia đình hoặc các sư thầy để đảm bảo đặt đúng vị trí.
Bước 5: Sắm lễ, thắp hương báo cáo
Sau khi mọi công việc đã xong, bạn sắm một mâm lễ hoa quả để báo cáo với các vị thần linh, gia tiên. Rửa sạch sẽ hoa quả, bày lên bàn thờ và nên đặt trước bát hương là tốt nhất. Sau đó thắp 3 nén nhang khấn vái và cắm vào mỗi bát hương một cây.
Văn khấn bỏ bát hương cũ
Gia chủ có thể in bài văn khấn ra giấy hoặc học thuộc để có thể đọc một cách trôi chảy. Dưới đây là bài văn khấn bỏ bát hương cũ để mọi người tham khảo:
“Con Nam Mô A Di Đà Phật
Con Nam Mô A Di Đà Phật
Con Nam Mô A Di Đà Phật
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Con kính lạy ngài Ngũ Phương, Ngài Ngũ Thổ, Ngài Phúc Đức Tôn Thần. Con kính lạy các ngài Tiền Hậu Địa Chủ Tài thần. Con kính lạy các bậc gia tiên và chư vị Tôn Thần cai quản trong xứ đất này.
Con kính lạy Cao tằng tổ khảo; Cao tằng tổ tỷ; Bá thúc huynh đệ; cô di tỷ muội; nội ngoại dâu rể; Bà cô tổ, ông mãnh; Hội đồng Gia tiên họ: (họ của nhà mình)……………….. Kính mời các cụ hiển linh.
Hôm nay, ngày……tháng……năm……. (âm lịch)
Tên con là:…………………………………….Sinh năm: ……………………. Cùng các các thành viên trong gia đình con gồm: (Họ tên……………………. Năm sinh………………….) Chúng con cư ngụ tại: …………………………
Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt tín chủ con cùng toàn thể con cháu trong nhà xin được đọc văn khấn thay bát hương cũ và thành tâm sắm lễ, hương hoa lễ vật, dâng lên trước án để bỏ bát hương cũ, thay bát hương mới thần linh và gia tiên, cầu cho mọi sự tốt đẹp, khang thịnh hơn.
Chúng con kính mời các chư vị Tôn Thần cai quản trong xứ đất này. Cúi xin các ngài nghe thấu tâm can, đáp lễ lời mời, giáng lâm trước án.
Nay tín chủ con muốn thay bát chân nhang, trước là để cảm tạ ơn trên, các vị thần linh, gia tiên đã phù hộ độ trì cho toàn gia chúng con được bình an vô sự. Nay tín chủ con xin được thay bát hương mới để nơi thờ phụng các vị thần linh, gia tiên được khang trang, tươi đẹp hơn.
Sau lễ này chúng con xin phép được thay bỏ bát hương cũ bằng bát hương mới, mong các ngài lại ngự vào hiển linh vào bát chân nhang để toàn gia chúng con tiếp tục được thờ phụng. Tín chủ con lại kính mời vong linh tổ tiên, Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ ở trong xứ đất này đáp lễ lời mời, chứng giám lòng thành, phù hộ độ trì cho toàn gia chúng con luôn được bình an, may mắn, mọi sự tốt lành.
Chúng con kính lạy lễ bạc tâm thành,cúi dâng trước án, cúi xin mong được phù hộ độ trì.
Nam Mô A Di Đà Phật
Con Nam Mô A Di Đà Phật
Con Nam Mô A Di Đà Phật ”
Bài văn khấn khi thay bát hương mới
Bạn có thể tham khảo bài văn khấn thay bát hương mới sau:
Hôm nay là ngày …………. tháng …………… Năm …………
Tên con là ………………………… (Tín chủ của ………………….. địa chỉ ……………………..)
Con làm lễ bốc bát hương mới, mục đích con xin cầu………, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.
Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn chết thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy.
Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu…………………
Hương thắp đợt thứ hai thì hóa tiền vàng văn khấn, vãi riêng gạo muối ra trước ngõ. Khi còn ¼ hương thì xin tạ lễ
Một số lưu ý khi thay bát hương cũ.
Khi tiến hành thay bát hương cũ sang mới cần lưu ý một số vấn đề sau để gia đình tránh gặp những tai ương và phạm tới ông bà, tổ tiên, các vị thần linh:
- Cần làm sạch bát hương mới bằng rượu gừng.
- Chuẩn bị bộ Thất bảo và tro.
- Đặt đúng vị trí.
- Sắm đầy đủ những lễ vật cơ bản.
- Tuyệt đối không xê dịch bát hương.
- Bạn có thể bỏ thêm một lá dị hiệu, đã viết tên hiệu thần vị.
- Theo các chuyên gia phong thủy thì vẫn có thể thay thế tro bằng hạt cát mịn. Tuy nhiên cần lưu ý lấy cát cần phải sạch sẽ, không lẫn tạp chất.
Trên đây là các bước cơ bản để thay bát hương cũ tránh những tai ương không đáng có. Việc này cũng đồng nghĩa với việc thể hiện sự tôn kính, biết ơn đối với tổ tiên và các vị thần linh. Hy vọng với những hướng dẫn trên, bạn có thể thực hiện thay bát hương đúng cách, mang lại sự bình an và may mắn cho gia đình.