Bên cạnh bàn thờ treo tường, kệ thờ cũng là một lựa chọn phổ biến và hợp lý cho các căn hộ chung cư. Kệ thờ hiện đại dành cho chung cư thường có thiết kế đơn giản hơn kệ thờ dành cho các căn nhà có phòng thờ riêng. So với sử dụng bàn thờ treo tường để thờ cúng, kệ thờ cũng có những ưu điểm tiện lợi và nhược điểm bất lợi. Để có thể dễ dàng quyết định nên chọn bàn thờ treo tường hay kệ thờ cho căn hộ của mình, mời bạn tham khảo các thông tin sau.
Kệ bàn thờ là gì?
Kệ thờ là dạng bàn thờ có chân, đặt ở mặt đất. Ở các căn hộ chung cư, kệ thờ thường đi kèm với bình phong hoặc tấm che quây kín lại, để tạo sự ngăn cách giữa không gian thờ cúng và không gian sinh hoạt.
Ưu điểm của kệ thờ bằng gỗ
Ưu điểm của kệ bàn thờ là giúp gia chủ có nhiều diện tích thờ cúng hơn. Không gian thờ cúng cũng có phần tách biệt hơn so với không gian sinh hoạt. Đồng thời, kệ thờ cũng đem lại sắc thái tôn nghiêm hơn và sang trọng hơn so với bàn thờ treo tường.
Hơn nữa, bàn thờ treo tường thường được treo ở vị trí cao, nên việc cúng lễ sẽ có phần bất tiện. Vậy nên, kệ thờ sẽ giải quyết được vấn đề vị trí cao – thấp. Khi cần thắp hương hay soạn đồ lễ rất tiện lợi. Vì kệ thờ cho căn hộ chung cư hiện nay thường có chiều cao không quá đầu người.
Mẫu kệ bàn thờ tiết kiệm diện tích
Là loại kệ có các kích thước nhỏ, vừa phải, có thể là kệ bàn thờ treo tường. Có thể là các loại kệ có thể gặp lại khi ko sử dụng, có những ngăn, hộc, chứa các vật phẩm thờ linh thiêng khác và để tận dụng không gian.
Kệ thờ có tính thẩm mỹ cao
Ngoài yếu tố kệ bàn thờ tiết kiệm diện tích thì việc được làm và trang trí với tính thẩm mỹ cao cũng được nhiều người lựa chọn, sử dụng hơn.
Tính linh động cao
Ngoài ra, yếu tố quan trọng của những kệ gỗ là có tính linh động cao, được thiết kế tối ưu với diện tích. Tính linh động được thể hiện ở việc có thể gập lại khi không sử dụng, điều này sẽ càng tận dụng không gian hiệu quả hơn
Sử dụng gỗ gì để làm kệ thờ đẹp?
Hiện nay lại có rất nhiều chất liệu gỗ để lựa chọn làm bàn thờ, tủ thờ như gỗ gụ, gỗ hương, gỗ mít, gỗ gõ, gỗ sồi vì những loại gỗ này có độ bền cao, thớ gỗ dày, vân gỗ đẹp, có mùi thơm nên đây là những loại gỗ được lựa chọn hàng đầu cho việc làm bàn thờ.
Gỗ mít
Gỗ Mít được xếp vào nhóm IV – Nhóm gỗ có màu tự nhiên; thớ mịn, bền; dễ gia công. Gỗ mít có lẽ là loại gỗ được sử dụng làm bàn thờ thông dụng nhất hiện nay với ưu điểm vượt trội đó là:
– Là loại gỗ thông dụng, dễ dàng tìm kiếm nên giá thành tương đối rẻ;
Gỗ có mùi thơm nhẹ; gần giống hương trầm.
– Gỗ có vàng sang, để lâu có màu nâu sẫm đỏ vừa tự nhiên lại vừa đẹp nên thích hợp dùng làm bàn thờ với đa dạng về kiểu dáng: bàn thờ treo, tủ thờ, án thờ, kệ thờ…
– Gỗ Mít bền với thời gian; tuổi thọ rất cao; trung bình tầm vài chục năm; có khi có thể lên đến cả trăm năm.
Đây là một loại gỗ được sử dụng làm bàn thờ được nhiều gia đình lựa chọn bởi độ bền cao và giá thành hợp lý và đặc tính phong thủy của nó bởi dân gian quan niệm, cây mít có quả mọc ra từ thân nên gỗ mít đại biểu cho sự sinh sôi, đủ đầy.
Gỗ sồi
Gỗ sồi là dòng gỗ được sử dụng nhiều cho các sản phẩm nội thất bàn thờ. Với các ưu điểm nổi bật như:
– Gỗ sồi khá nhẹ, dễ chạm khắc, chất lượng gỗ bền
Gỗ sồi là loại gỗ tự nhiên làm bàn thờ rất phù hợp do bề mặt gỗ sồi rất mịn, đường vân đều tự nhiên, gỗ có màu vàng nhạt dễ dàng cho việc phối màu.
– Gỗ sồi chịu được tác động khá lớn, đặc biệt loại gỗ này ít bị co ngót, có mùi hương thơm nhẹ nhàng và khả năng chống mối tự nhiên không cần ngâm hóa chất nên độ bền khá cao.
Gỗ hương
Gỗ Hương thuộc một trong những dòng gỗ quý hiếm. Là một trong những loại gỗ được sử dụng làm bàn thờ. Với các ưu điểm nổi bật như:
– Gỗ Hương mang một mùi thơm dịu tự nhiên, dễ chịu. Đây là loại gỗ mang giá trị tâm linh riêng biệt trong nội thất bàn thờ;
– Với đặc tính là gỗ chắc, mịn; cứng, đảm bảo không bị mối mọt hay cong vênh. Các sản phẩm được làm từ gỗ Hương rất bền, thời gian sử dụng lâu dài.
Là loại gỗ mang tính ổn định cao, rất ít chịu tác động bởi các yếu tố bên ngoài như môi trường, thời tiết.
– Khả năng chống mối mọt cao
– Bàn thờ gỗ hương có màu vàng đỏ, đỏ sậm màu bền và có những đường vân gỗ rất riêng.
– Gỗ hương thường có phom gỗ to nên ít khi phải ghép gỗ để đóng bàn thờ, tăng cường độ gắn kết, ít bị cong vênh, rạn nứt. Cũng vì thế, gỗ hương thường tương hợp đóng tủ thờ, kệ thờ kích thước vừa và lớn; với tuổi thọ cao hàng trăm năm.
– Bàn thờ gỗ hương có thể xem là có giá cao nhất so với bàn thờ cùng loại những nguyên liệu gỗ khác.
Gỗ Vàng Tâm
Gỗ vàng tâm là loại gỗ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Do đó, thường được sử dụng để làm bàn thờ gỗ, án thờ, sập thờ. Chất gỗ vàng tâm vừa nhẹ, vừa cứng, độ bền cao. Gỗ có hương thơm tự nhiên khá dễ chịu.
Gỗ gụ
Gỗ Gụ được xếp vào nhóm I – Nhóm gỗ quý hiếm, vân gỗ đẹp; nên khi được sử dụng nhiều để làm bàn thờ. Với các ưu điểm sau:
– Đường vân gỗ thẳng tự nhiên; mịn và đẹp. Là loại gỗ có độ bền khá cao do khả năng chống mối mọt tự thân của gỗ.
– Độ rắn chắc của gỗ cũng cực tốt; không lo bị mối mọt tấn công hay bị mục. Tuy nhiên, gỗ cần được phơi trước khi đưa vào sản xuất do độ co nhẹ.
– Gỗ Gụ có đường kính thân lớn; với kích cỡ khác nhau. Nhờ đó, dễ dàng thiết kế và tạo hình những bộ đồ thủ công mỹ nghệ tinh tế và đẳng cấp.
– Bàn thờ Gỗ Gụ có bề mặt gỗ dễ đánh bóng; đảm bảo giá trị sử dụng cao.
Gỗ Thông
Gỗ thông là loại gỗ mới được sử dụng để làm bàn thờ trong thời gian gần đây. Gỗ thông thường được sử dụng để làm bàn thờ treo, bàn thờ Thiên Chúa. Đặc điểm của gỗ thông là chất gỗ mềm, nhẹ. Nên rất dễ chạm trổ hoa văn.
Gỗ Dổi
Gỗ dổi cũng là một loại gỗ được ưa chuộng để làm bàn thờ gỗ. Chất gỗ dổi nhẹ, chắc, ít bị co ngót sau thời gian dài sử dụng. Gỗ dổi có khả năng chống mối mọt tự nhiên, và khả năng chịu nhiệt, chịu nước rất đáng kể. Nên sản phẩm bào chế từ gỗ dổi thường có tuổi thọ khá cao.
Gỗ Tràm
Gỗ tràm là một trong số các loại gỗ ưa chuộng để làm bàn thờ hiện nay. Đây là cây gỗ được trồng ở quy mô công nghiệp. Do đó, số lượng gỗ rất dồi dào. Chất gỗ tràm tự nhiên thường ít có mối mọt. Cây gỗ cũng ít khuyết điểm. Chất gỗ chắc, bền, chịu nước, chịu nhiệt khá tốt.
Kích thước kệ bàn thờ gỗ chuẩn phong thủy
Kích thước kệ bàn thờ treo tường
Chiều sâu 480mm tượng trưng cho hỷ sự và chiều dài 880mm tượng trưng cho tiến bảo.
– Chiều sâu là 495mm và chiều rộng 950mm đều mang ý nghĩa tài vượng.
– Chiều sâu 560mm chiều rộng 950mm cũng mang lại ý nghĩa tài vượng cho gia chủ.
– Chiều sâu 610mm tượng trưng cho Tài Lộc và chiều rộng 1070mm với ý nghĩa Quý Tử.
Những kích thước này, bàn thờ có thể để được những đồ thờ cúng cần thiết như: Lư hương, chân nến, mâm ngũ quả, Bình hoa,…mà vẫn gọn nhẹ mang đến nhiều Tài Lộc, may mắn, hạnh phúc cho gia chủ.
Kích thước kệ tủ thờ đứng
Đối với chiều ngang thì tủ thờ khác nhau sẽ phù hợp cho từng không gian ngôi nhà khác nhau:
– Chiều ngang 107cm: với kích thước tủ thờ này phù hợp cho các căn hộ diện tích nhỏ. Chiều sâu nên để 48cm hoặc tối đa là 61 cm. Đây được coi là kích thước tủ thờ nhỏ nhất và không nên để sâu hơn vì nhìn sẽ mất cân đối.
– Chiều ngang 127 cm , 133 cm: Đây là các mẫu bàn thờ nhỏ gọn, chiều sâu có thể lựa chọn là 61cm hoặc 67cm.
– Chiều ngang 148 cm, 153 cm, 167 cm: kích thước này phù hợp cho không gian thờ có diện tích trung bình. Chiều sâu dành cho kích thước này có thể chọn: 61cm , 67cm, 69cm.
– Chiều ngang 175cm, 193cm: dành cho các không gian thờ cúng có diện tích lớn hơn. Chiều sâu nên để 81cm, 87cm, 88cm, 89cm
Nhìn chung việc chọn kích thước bàn thờ còn tùy thuộc nhiều vào kích thước không gian trong phòng thờ, khi kích thước phòng thờ chuẩn thì kích thước gian thờ, kích thước bàn thờ cùng với tủ thờ cũng phải chuẩn theo các thông số này.
Những mẫu kệ bàn thờ gỗ đẹp, đơn giản phổ biến nhất hiện nay
Kệ gỗ bàn thờ treo tường
Bàn thờ treo tường hiện đại là kiểu bàn thờ được giảm bớt những đường nét chạm trổ theo phong cách cổ điển, truyền thống thêm vào đó là những đường nét đơn giản, hài hòa, hiện đại để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
Kệ tủ thờ Đức Phật
Kệ bàn thờ gia tiên
Kệ gỗ bàn thờ Chúa
Bàn bàn thờ Mẹ Quan Âm
Kệ bàn thờ Ông Công Ông Táo
Kệ kê bàn thờ Thần Tài
Mẫu tủ thờ 2 tầng
Mẫu kệ bàn thờ 3 tầng
Một số lưu ý khi sử dụng kệ bàn thờ
Lựa chọn đúng vị trí: Đặt kệ bàn thờ ở một nơi trong nhà thích hợp và tôn trọng. Đảm bảo không gian xung quanh kệ là yên tĩnh và tịnh mịch, tránh tiếng ồn và xao lạc.
Giữ vệ sinh: Duy trì kệ bàn thờ sạch sẽ và gọn gàng. Thường xuyên lau chùi bụi và bảo quản các vật phẩm linh thiêng một cách cẩn thận.
Tôn trọng và kính trọng: Khi tiến hành các nghi lễ và cúng tế trên kệ bàn thờ, hãy đảm bảo có tinh thần tôn trọng và kính trọng. Tập trung vào sự tâm linh và không xao lạc tâm tư.
Điều chỉnh và trang trí phù hợp: Sắp xếp các vật phẩm linh thiêng trên kệ một cách cẩn thận và hợp lý. Đảm bảo các bát hương, hương liệu và hình tượng được đặt một cách chỉn chu và phù hợp.
Đọc kinh và cầu nguyện: Sử dụng kệ bàn thờ để đọc kinh và cầu nguyện là một hành động tôn kính. Dành thời gian để tập trung vào nghi lễ và sự tâm linh trong không gian bình yên của kệ.
Tránh việc đặt vật phẩm không liên quan: Tránh đặt các vật phẩm không liên quan hoặc không tôn kính lên kệ bàn
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi về kệ bàn thờ cùng các mẫu kệ của các dạng bàn thờ. ĐỒ THỜ THỊNH VƯỢNG chúng tôi luôn muốn đưa đến các bạn những thông tin, tin tức hữu ích nhất trong việc thờ cúng tâm linh của mỗi gia đình. Chúc bạn gia đạo bình an.