Cửu huyền Thất Tổ Là Gì? Cách Chuẩn Bị Mâm Cơm Cúng Cửu Huyền Thất Tổ

Cửu huyền Thất Tổ Là Gì? Cách Chuẩn Bị Mâm Cơm Cúng Cửu Huyền Thất Tổ
5/5 - (1 bình chọn)

Trên bàn thờ gia tiên của nhiều gia đình Việt thường có một bài vị ghi 4 chữ “Cửu Huyền Thất Tổ”. Vậy Cửu Huyền Thất Tổ là gì? Lập bàn thờ Cửu Huyền như thế nào? Chuẩn bị mâm cúng Cửu Huyền Thất Tổ ra sao? Hãy cùng Đồ Thờ Thịnh Vượng tham khảo thêm ở bài viết sau nhé.

Cửu Huyền Thất Tổ là gì?

Đã có rất nhiều giải thích về ý nghĩa của cửu huyền thất tổ trong văn hóa dân gian Việt Nam, nhưng cho đến hiện tại vẫn chưa có một kết luận chính thức nào. Theo một cách hiểu thông thường, cửu huyền thất tổ đề cập đến việc thờ 9 đời và 7 ông tổ. Cửu Huyền bao gồm 9 đời gồm: Ông Kỵ – Ông Cụ – Ông -Cha – Mình – Con – Cháu – Chắt – Chút và Thất Tổ gồm 7 ông tổ: Cao, Tằng, Tổ, Cao Cao, Tằng Tằng, Tổ Tổ và Cao Tổ

Tuy nhiên, cũng có một số cách giải thích khác về ý nghĩa của Cửu Huyền Thất Tổ. Thông thường sẽ có những cách tính Cửu Huyền Thất Tổ như sau:

Cách 1: Tính từ bản thân ta.

STT Cách gọi Hán Việt
1 Ông (bà) sơ của ông sơ Cao Tổ Tổ
2 Ông (bà) cố của ông sơ Cao Cao Tổ
3 Ông (bà) nội của ông sơ Tằng Tằng Tổ
4 Cha (mẹ) của ông sơ Tổ Tổ Tổ
5 Ông (bà) sơ/k Cao Tổ
6 Ông (bà) cố/cụ Tằng Tổ
7 Ông (bà) nội Tổ
8 Cha Phụ
9 Bản thân Kỷ/Thân

Thất Tổ chính là “7 đời tổ”. Được tính từ đời ông nội ta đếm lên tới ông sơ của ông sơ, theo thang bậc Cửu Huyền trên.

Cách 2: Tính từ trên xuống:

STT Cách gọi Hán Việt
1 Ông sơ/kị Cao Tổ
2 Ông cố/cụ Tằng Tổ
3 Ông nội Tổ
4 Cha Phụ/Mẫu
5 Bản thân Kỷ/Thân
6 Con trai Tử
7 Cháu Tôn
8 Cháu cố (con của cháu) Tằng Tôn
9 Cháu sơ (cháu của cháu) Huyền Tôn

Dù hiểu theo cách nào đi nữa thì Cửu Huyền Thất Tổ cùng với bộ hoành phi câu đối luôn thể hiện sự biết ơn của con cháu với tổ tiên, cha ông, đồng thời tăng sự trang trọng cho không gian thờ.

Ý nghĩa của Cửu Huyền Thất Tổ là gì?

Cửu Huyền Thất Tổ có ý nghĩa rất quan trọng đối với người Việt, đó là thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với tổ tiên, các bậc tiền nhân đã có công lao lớn trong việc nuôi dưỡng, dạy dỗ con cháu để có được cuộc sống như ngày hôm nay.

Cửu Huyền Thất Tổ là một vật thờ mang giá trị như một tấm bảng lưu giữ, tưởng nhớ công ơn của ông bà, cha mẹ, bậc tiền nhân qua nhiều đời.

Có nhiều người cho rằng không nên thờ Cửu Huyền trong nhà khi cha mẹ còn sống, bởi vì Cửu Huyền Thất Tổ được cho là thờ đến đời bố mẹ. Tuy nhiên, quyết định có nên thờ Cửu Huyền Thất Tổ hay không còn phụ thuộc vào quan niệm và tín ngưỡng của từng người.

Phân loại Cửu Huyền Thất Tổ hiện nay

Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ

Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ
Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ

Phổ biến nhất trong việc thờ Cửu Huyền Thất Tổ hiện nay đó là bài vị Cửu Huyền Thất Tổ. Được xem là tinh hoa văn hóa tâm linh của người Việt, bài vị Cửu Huyền được thiết kế tinh xảo, tỉ mỉ đến từng chi tiết.

Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ có ưu điểm là thiết kế gọn nhẹ và có chân đế nên dễ dàng đặt cố định tại mọi nơi trên bàn thờ. Kích thước bài vị cũng được thiết kế hợp lý, không quá lớn nên phù hợp với mọi kích cỡ bàn thờ, tạo sự thuận tiện cho việc thờ cúng.

Tranh thờ Cửu Huyền Thất Tổ

Tranh thờ Cửu Huyền Thất Tổ
Tranh thờ Cửu Huyền Thất Tổ

Tranh thờ Cửu Huyền Thất Tổ phù hợp với những bàn thờ có kích thước vừa và lớn. Thông thường tranh thờ Cửu Huyền cần có thêm chân đế để kê thẳng đứng lên. Có một số người còn đính thẳng vào tường phía sau bàn thờ, tuy nhiên theo các chuyên gia phong thuỷ thì không nên làm như vậy.

Ưu điểm của tranh thờ Cửu Huyền Thất Tổ là đa dạng phong cách thiết kế, họa tiết cùng nội dung thông điệp rõ ràng. Cùng với đó giá thành của tranh cửu huyền rẻ hơn những loại khác.

Liễn thờ Cửu Huyền Thất Tổ

Hình ảnh Liễn Thờ Cửu Huyền Thất Tổ
Liễn Thờ Cửu Huyền Thất Tổ

Liễn thờ Cửu Huyền Thất Tổ là loại có giá thành đắt nhất. Thường được treo phía trên chính giữa bàn thờ. Liễn thờ Cửu Huyền có thiết kế đẹp mắt, tinh tế và làm nổi bật không gian thờ cúng, tăng thêm sự trang trọng và uy nghiêm.

Hướng dẫn cách lập bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ

Cách lập bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ chính là cách lập bàn thờ gia tiên, đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ trong từng công đoạn. Quá trình thực hiện bao gồm nhiều bước, từ việc chọn địa điểm lập bàn thờ đến lựa chọn các vật phẩm cúng, đặt bài vị và trang trí bàn thờ. Có thể thực hiện theo các bước sau: 

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm như bài vị, bát hương, nhang, đèn thờ, mâm cúng, ….

Bước 2: Tẩy uế đồ thờ bằng cách dùng khăn sạch thấm rượu pha gừng lau sạch sẽ rồi dùng khăn khô lau lại lần nữa. Lưu ý khăn dùng lau đồ thờ không được dùng chung với những việc khác.

Bước 3: Tiếp theo là lau và tẩy uế bàn thờ cửu huyền thất tổ bằng khăn sạch thấm rượu trắng pha gừng. Sau đó để mặt bàn thật khô ráo.

Bước 4: Tiếp đó là tiến hành đặt bài vị lên bàn thờ. Khi đặt bài vị tổ tiên lên bàn thờ gia chủ cần lưu ý những điểm sau:

  • Không được để bài vị Cửu Huyền Thất Tổ vào lồng kính hay hộp. Đồng thời không được để vật nặng chèn ép hay lên trên bài vị.
  • Nếu như gia đình vừa thờ Phật vừa thờ gia tiên thì phải để bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ thấp hơn bàn thờ Phật

Bước 5: Gia chủ tiếp tục bài trí các vật phẩm thờ cúng khác như bát hương, bình hoa, mâm, đèn,….

Bước 6: Gia chủ cúng lễ và đọc bài cúng cửu huyền thất tổ và thắp hương để an vị bàn thờ

Bước 7: Khi hương tàn, hạ đồ lễ xuống và chia cho người thân trong gia đình.

Cách thờ cúng Cửu Huyền Thất Tổ

Để thờ cúng 9 đời tổ tiên, một số gia đình có lập bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ. Tuy nhiên, không nhất thiết phải gia đình nào cũng cần có bàn thờ này. Bàn thờ này có thể thờ ở nhà con trưởng hoặc nhà thờ họ.

Để thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên thì bàn thờ này được đặt ở chính giữa, trên cùng của bàn thờ gia tiên.

Các đời thờ cúng Cửu Huyền Thất Tổ

Theo phong tục thờ cúng truyền thống, con trai trưởng thường là người đảm nhận việc thờ cúng ông bà, tổ tiên trong gia đình. Các anh em khác khi lập gia đình và tách ra thành các gia đình cá thể thì thường không thờ cúng đến nhiều đời tổ tiên mà chỉ thờ ông bà hoặc cha mẹ của mình. 

Trong phong tục thờ cúng truyền thống, với những người thờ chính trong gia đình thì sẽ thờ cúng nhiều đời. Thế hệ con thờ cha mẹ được gọi là thờ 1 đời, thế hệ cháu thờ ông bà được gọi là thờ 2 đời, thế hệ cháu chắt thờ ông bà cố được gọi là thờ 3 đời, còn thế hệ cháu sơ thờ ông bà được gọi là thờ 4 đời

Theo tục lệ xưa, thì việc thờ cúng ông bà, tổ tiên đến đời thứ 5 là dừng lại. Tuy nhiên, Ngày nay việc thờ cúng tổ tiên, ông bà thường chỉ tới đời thứ 3.

Mâm cơm cúng Cửu Huyền Thất Tổ gồm những gì?

Cúng cửu huyền mấy chén cơm?

Người miền bắc thường hay bới cơm vào 5 bát nhỏ. Lưu ý khi bới cơm cúng chỉ xới 1 lần, không được xới vào bát cơm cúng 2 lần. 

Trong khi đó, người miền Trung và miền Nam thường  xới vào tô hoặc vào đĩa. Cơm cúng được bới đầy dĩa vuông vắn. Cúng giỗ cho ông bà, tổ tiên thường có 2 mâm cỗ. Một mâm cúng tổ tiên, người mất, mâm còn lại thì cúng thần linh, thổ địa.

Cách chuẩn bị mâm cơm cúng Cửu Huyền Thất Tổ

Mâm cơm cúng Cửu Huyền Thất Tổ
Mâm cơm cúng Cửu Huyền Thất Tổ

Tuỳ vào tập quán của mỗi vùng miền mà gia chủ có thể chuẩn bị mâm cơm cúng Cửu Huyền Thất Tổ khác nhau. Các bạn có thể tham khảo cách chuẩn bị mâm cơm cúng của 3 miền dưới đây:

  • Miền Bắc: cơm trắng, giò chả, thịt quay, xôi gấc hoặc xôi vò, miến xào lòng gà, nộm, chân giò hầm măng, rau xào, gà luộc, nem rán.
  • Miền Trung: gà luộc hoặc thịt luộc, xôi lạc, cá thu kho thơm, canh xương hầm rau củ, rau xào, thịt kho tiêu.
  • Miền Nam: giò heo hầm măng hoặc đu đủ, thịt kho tàu, thịt ba chỉ luộc, món xào.

Chuẩn bị mâm cơm cúng Cửu Huyền Thất Tổ không nhất thiết phải chú trọng hình thức “mâm cao cỗ đầy“, mà cần phải chú trọng ở nội dung. Đó là tấm lòng thành kính tri ân của con cháu đối với tổ tiên. Gia chủ có thể chuẩn bị mâm cơm đơn giản nhưng đầy đủ các món ăn truyền thống, bày trí đẹp mắt, tinh tế. Quan trọng nhất là nêu lên tấm lòng thành kính của mình đối với tổ tiên.

Bài văn khấn cúng cơm Cửu Huyền Thất Tổ

Bài khấn Cửu Huyền Thất Tổ hàng ngày

Một số nơi gọi bài cúng Cửu Huyền Thất Tổ hay bài khấn Cửu Huyền Thất Tổ thường dùng trong những dịp đặc biệt. Còn kinh sám hối Cửu Huyền, hay bài nguyện trước bàn thờ Cửu Huyền thì gia chủ có thể đọc hằng ngày, hằng tuần. Cụ thể bài cúng cửu huyền thất tổ hàng ngày như sau:

Hôm nay là ngày…….tháng……….năm ……….

(Chúng) con tên là ……………., ………..tuổi, ở tại địa chỉ………………

Được ngày lành tháng tốt, (chúng) con thành tâm kính thỉnh Cửu Huyền Thất Tổ, nội ngoại tông thân, đồng lai lâm tọa vị, chứng minh lòng thành của con cháu.

Kính mong Cửu huyền thất tổ anh linh, phù hộ độ trì cho (chúng) con và gia đình được bình an mạnh khỏe, tật bệnh tiêu trừ, tai qua nạn khỏi, công việc làm ăn được thuận lợi may mắn.

(Chúng) con thành tâm kính thỉnh và hết sức biết ơn cao cả của Cửu huyền thất tổ và Nội ngoại tông thân.

Kính thỉnh. 

Bài khấn cúng Cửu Huyền Thất Tổ vào ngày Tết

Trong ngày Tết, bài khấn cúng Cửu Huyền thường được đọc trang với tâm tình thành kính tri ân tổ tiên và cầu nguyện cho gia đình được tràn đầy sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt. 

Hôm nay, ngày – tháng – năm (âm lịch)

Tại …. (địa chỉ)

Tín chủ con tên là: …. Tuổi…. cùng gia đình

Nhân ngày…Tết, kính cẩn dâng lên mâm cỗ gồm… gọi là lễ mọn kính dâng lên các vị: Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên, các vị thổ công, liệt vị tôn. Trước linh vị của… và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô cùng các vong linh tổ tiên. Thông báo đến các chư vị tổ tiên, năm cũ đang qua năm mới đang đến nên kính mời các vị tổ tiên về cùng ăn Tết với gia đình…

Bài văn khấn cúng Cửu Huyền Thất Tổ ngày giỗ

Con lạy chín phương trời, lạy mười phương Chư Phật, Đức Hoàng Thiên Hậu thổ cùng chư vị Tôn thần.

Con lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, các vị Thần linh, thổ địa, tổ tiên nội ngoại

Con tên là…. , địa chỉ tại…., hôm nay là ngày….âm lịch, là ngày giỗ của…..

Con thành tâm kính mời …. mất ngày…. âm lịch về linh sàng và chứng giám lòng thành, hưởng thụ lễ vật độ cho con cháu trong nhà được vạn sự bình an. Con cũng xin mời các vị tổ tiên hai bên cùng toàn thể gia tiên cùng đồng lai âm hưởng.

Con xin mời các vị thần linh, thổ địa, ông Công ông Táo đồng lai để giám cách thượng hưởng. Đồng kính mời các vị tiền chủ, hậu chủ nhà này đất này cùng về để âm hưởng

Chúng con xin được lễ bạc tâm thành cúi đầu xin được phù hộ độ trì. Phục duy cẩn cáo.

Thờ Cửu Huyền Thất Tổ cần lưu ý gì?

Bài vị Cửu Huyền Thất Tổ có vai trò vô cùng quan trọng vì vậy khi đặt bài vị, gia chủ cần lưu ý những điều cơ bản sau để hạn chế phạm phải những điều cấm kỵ:

  • Không đặt tranh, bài vị Cửu Huyền Thất Tổ vào hộp hoặc lồng kính.
  • Không được đặt vật gì chèn ép vào bài vị của Cửu Huyền.
  • Hạn chế để bài vị gia tiên dưới chân bàn thờ Phật. Gia chủ nên đặt lệch qua bên cạnh.
  • Đặt bài vị Thất Tổ thấp hơn bàn thờ Phật nhằm thể hiện sự tôn kính với các vị Thần Phật.
  • Đảm bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ luôn sạch sẽ.
  • Chọn đồ cúng tươi và thường xuyên thay rượu nước trên bàn thờ.

Thông qua nội dung bài viết này, chắc hẳn quý vị cũng đã biết “Cửu huyền thất tổ là gì?”, cách lập bàn thờ cũng như cách chuẩn bị mâm cơm cúng Cửu Huyền Thất Tổ ra sao. Việc thờ cúng Cửu Huyền Thất Tổ thật sự rất ý nghĩa trong việc giáo dục con cháu tưởng nhớ về tổ tiên.