Thủ tục cần làm trong lễ nhập trạch nhà mới

Thủ tục làm lễ nhập trạch nhà mới
5/5 - (2 bình chọn)

Khi chuyển đến một ngôi nhà mới, việc tổ chức lễ nhập trạch không chỉ là một truyền thống, mà còn có giá trị tâm linh sâu sắc đối với người Việt. Lễ này được coi là mang lại những điều tốt lành cho gia chủ, như thăng tiến trong sự nghiệp, may mắn tài lộc, hạnh phúc và sức khỏe. Tuy nhiên, để chuẩn bị cho buổi lễ, gia chủ cần thực hiện một số thủ tục quan trọng để đảm bảo tính trang trọng và ý nghĩa của nó. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu những thủ tục cần làm trong lễ nhập trạch nhà mới một cách chi tiết và chính xác để đảm bảo thành công của buổi lễ.

Nhập trạch là gì?

Lễ nhập trạch, hay còn được biết đến là lễ về nhà mới, là một nghi lễ rất quan trọng trong tín ngưỡng dân gian. Việc tổ chức lễ cúng về nhà mới, hay còn gọi là “nhập trạch”, được coi như một bước khai báo với các vị quan cai quản khu vực đó về việc chủ nhà và gia đình sẽ chuyển đến ở nơi mới. Người ta hy vọng các vị thần linh và Thổ Địa sẽ phù hộ cho gia chủ được an lành, sung túc trong ngôi nhà mới.

Lễ nhập trạch là gì?
Lễ nhập trạch là gì?

Ý nghĩa của việc cúng nhập trạch nhà mới

Theo quan niệm từ xa xưa, mỗi vùng đất, khu vực đều có thần linh cai quản. Do đó, khi chuyển đến hoặc chuyển đi từ một địa điểm, việc làm lễ trình báo và xin phép các thần là điều vô cùng quan trọng. Chỉ khi các thần linh đã chấp thuận và phù hộ thì gia đình mới có thể hưởng một cuộc sống thuận lợi và hạnh phúc trong tương lai.

Lễ cúng nhập trạch nhà mới cần chuẩn bị những gì?

Khi chuyển đến nhà mới, việc cúng nhập trạch và xin phép các thần linh là việc cần thiết và quan trọng để gia đình được phù hộ và bình an. Vì vậy, gia chủ cần chuẩn bị chu đáo cho lễ về nhà mới. Để đảm bảo một lễ cúng thành công, gia chủ có thể tham khảo những điều dưới đây:

Lễ nhập trạch nhà mới cần chuẩn bị gì?
Lễ nhập trạch nhà mới cần chuẩn bị gì?

Xem ngày nhập trạch

Theo tín ngưỡng tâm linh, ngày tốt là ngày mà cả ba yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa đều hội tụ. Trong đó, ngày hoàng đạo được coi là thuận lợi nhất cho gia chủ, đặc biệt là khi ngày đó hợp với mệnh của gia chủ. Lựa chọn ngày tốt để tổ chức các nghi lễ, đặc biệt là lễ nhập trạch, có thể mang lại cho gia chủ và gia đình những điều tốt lành như sức khỏe, tài lộc, may mắn và hạnh phúc.

Có nhiều hình thức chọn ngày cúng nhập trạch, nhưng phổ biến hơn cả là 3 cách sau:

  • Chọn ngày nhập trạch theo giờ hoàng đạo: Giờ này là khoảng thời gian trời đất giao hòa, thích hợp làm những việc lớn, trọng đại.
  • Chọn ngày giờ nhập trạch theo tuổi của gia chủ: Cách này gia chủ cần phải mời thầy về xem hoặc tham khảo các chuyên gia phong thuỷ.
  • Chọn ngày làm lễ theo hướng nhà: Vì hướng nhà tạo nên tương sinh tương khắc do đó chọn ngày làm lễ nhập trạch theo hướng nhà cực kỳ quan trọng. Gia chủ nên chọn các ngày tốt với hướng nhà để mang lại may mắn và tránh xui xẻo khi làm lễ.
Xem ngày tốt nhập trạch
Xem ngày tốt nhập trạch

Những ngày không nên làm lễ nhập trạch:

Dưới đây là danh sách những ngày đại kỵ không nên làm lễ nhập trạch trong tháng:

Tháng

Ngày nên tránh

Tháng Giêng Ngày Ngọ
Tháng Hai Ngày Mùi 
Tháng Ba Ngày Thân
Tháng Tư Ngày Dậu
Tháng Năm Ngày Tuất
Tháng Sáu Ngày Hợi 
Tháng Bảy Ngày Tý
Tháng Tám Ngày Sửu  
Tháng Chín Ngày Dần
Tháng Mười Ngày Mão
Tháng Mười một Ngày Thìn  
Tháng Chạp

Ngày Tỵ

Lễ nhập trạch cũng không nên tiến hành vào ngày Nguyệt Kỵ (ngày có các số cộng lại bằng 5) trong tháng: như ngày mùng 5, 14, 23. Những ngày này được coi là xui xẻo, làm việc gì cũng không thành.

Trong tháng sẽ có những ngày mà Ngọc Hoàng sai Tam Nương xuống trần gian để thử lòng phàm nhân, những công việc trong ngày này thường là không thành công, trễ nải. Do đó khi làm lễ nhập trạch cần tránh những ngày này ra. Cụ thể các ngày Tam Nương sát là:

  • Tam Sơ Tam dữ sơ Thất (ngày 03, 07)
  • Thập tam Thập bát dương (ngày 13, 18)
  • Chấp nhị dữ Chấp thất (ngày 22, 27)

Dân gian quan niệm hướng nhà ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống gia đình. Do đó chọn ngày nhập trạch theo hướng nhà cần tránh những ngày sau:

  • Nhà hướng Đông, hệ Mộc: tránh các ngày Sửu, Dậu, Tỵ hệ Kim.
  • Nhà hướng Tây, hệ Kim: tránh những ngày Hợi, Mùi, Mão của hệ Mộc.
  • Nhà hướng Nam, hệ Hỏa: tránh ngày Thân, Tý , Thìn của hệ Thủy.
  • Nhà hướng Bắc, hệ Thủy: cần tránh ngày Ngọ, Dần, Tuất của hệ Hỏa.

Mâm cúng nhập trạch gồm những gì?

Lễ vật trong thủ tục nhập trạch không cần phải cầu kỳ hoa mỹ, tuy nhiên để có sự chu đáo nhất gia chủ nên chuẩn bị những lễ vật sau:

  • 1 bình hoa tươi (hoa cúc vàng, hoa ly,…).
  • Rượu gạo
  • Hương nhang
  • Nến hoặc đèn dầu
  • Trầu cau.
  • Bánh kẹo.
  • Gà trống luộc
  • Xôi.
  • Chè.
  • Thịt heo quay.
  • Gạo tẻ.
  • Muối hạt sạch.
  • 1 bộ tam sên.
  • Tiền vàng mã.
Mâm cúng nhập trạch đơn giản
Mâm cúng nhập trạch đơn giản

Văn khấn để làm lễ nhập trạch 

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy:

– Gia chủ đọc ” Kính Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị tôn Thần.

– Gia chủ đọc ” KÍnh mong các ngài vị Thần Linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Gia chủ đọc “ Hôm nay ngày lành tháng tốt là ngày ……… tháng …….. năm …………….

Tín chủ con là: …………………..

Ngụ tại: ……………………………

Đọc “ Chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ trang nghiêm kính cúng dâng bày lên trên án, trước bản toạ chư vị tôn thần kính cẩn tâu trình:

Các Ngài Thần Linh thông minh chính trực giữ ngôi tam thai, nắm quyền tạo hoá, thể đức hiếu sinh của trời đất, phù hộ dân lành, bảo vệ sịn linh, nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con hoàn tất công trình, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ cầu xin chư vị minh thần, gia án tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào. Người người sẽ luôn được chữ bình an, xuất nhập hưởng phần lợi lạc. Cúi mong ơn đức cao dầy các vị bề trên, thương xót, phù trì bảo hộ.

Tín chủ sẽ lại mời các vong linh tiền chủ, hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ thịnh vượng an khang. Bốn mùa xanh tươi không hạn ách nào xâm, tám tiết có điều lành tiếp ứng.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!

Văn khấn nhập trạch nhà mới
Văn khấn nhập trạch nhà mới

Hướng dẫn cách cúng nhập trạch đúng thủ tục

Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn quý vị cách cúng nhập trạch nhà mới chi tiết và đầy đủ nhất. Nếu quý vị cảm thấy bước nào không phù hợp với gia đình của mình thì có thể bỏ qua. Lưu ý trước khi làm lễ nhập trạch quý gia chủ phải bốc bát hương gia tiên trước.

Bước 1: Đặt lò than và để nó ở giữa cửa chính

Bước 2: Chủ nhà bước qua lò than đầu tiên. Chú ý là bước chân trái vào trước, sau đó đến chân phải. Trên tay cầm theo bát hương gia tiên.

Bước 2: Các thành viên trong gia đình còn lại lần lượt bước qua lò than vào nhà. Chú ý không được bước vào tay không, trên tay phải cầm vật may mắn.

Bước 3: Khi vào nhà phải bật hết điện lên, cùng với đó là mở hết cửa và cửa sổ của ngôi nhà. Việc này giúp khai thông khí, đánh thức ngôi nhà.

Bước 4: Sau đó cử người có tuổi hợp với ngôi nhà sắp xếp bàn thờ Gia tiên, bàn thờ Thần Tài. Những người khác thì bày biện mâm cúng ở giữa ngôi nhà. Chú ý hướng của mâm cúng phải hướng về phía hợp tuổi của gia chủ.

Bước 5: Người đại diện thắp nhang và đọc văn khấn nhập trạch. Những người còn lại đứng nghiêm trang ở phía sau chắp tay lại.

Bước 6: Sau khi đọc xong văn khấn nhập trạch, gia chủ đi đun nước pha trà. Lưu ý nên để nước sôi 5 đến 7 phút. Trà này dùng để cúng và để người nhà thưởng thức. Việc nấu nước pha trà có ngụ ý khai hoả, tạo sinh khí cho ngôi nhà mới.

Bước 7: Khi nhang đã cháy xong thì đốt vàng mã đến khi cháy hết rồi dùng rượu tưới vào tàn tro.

Bước 8: Giữ lại 3 hũ muối, gạo, nước và đặt vào bàn thờ biểu tượng cho sự no đủ.

Bước 9: Như vậy xem như lễ cúng nhập trạch đã hoàn tất, quý vị có thể đem đồ đạc vào nhà và sắp xếp như ý muốn.

Hướng dẫn làm lễ nhập trạch nhà mới
Hướng dẫn làm lễ nhập trạch nhà mới

Lễ nhập trạch về nhà mới cần kiêng kị gì?

Để tránh những việc đáng tiếc xảy ra sau khi nhập trạch nhà mới thì gia chủ cần phải lưu ý những kiêng kỵ sau:

Không nên mời bạn bè, khách khứa tụ tập đông.

Nhiều người nhầm lẫn giữa lễ nhập trạch và lễ tân gia nên thường mời bạn bè tới. Nhưng thật ra lễ nhập trạch chỉ nên có thành viên trong gia đình hoặc thêm bên nội giúp đỡ trong quá trình chuyển nhà. Vào ngày này tránh làm ầm ĩ, kinh động đến thần linh, Thổ Công.

Không làm trễ giờ nhập trạch.

Nhập trạch quá giờ lành, giờ đẹp có thể sẽ mang lại những điều không may, xui xẻo cho gia chủ và các thành viên

Kiêng về nhà mới vào ban đêm.

Không được chuyển nhà vào ban đêm vì có thể vô tình mang những điều xui xẻo không tốt của đêm tối vào nhà.

Không gây tranh cãi, to tiếng.

Cãi cọ, lớn tiếng với nhau chính là những mối bất hòa không tốt. Ngay trong ngày đầu đã bất hoà thì rất có thể trong quá trình sinh sống sẽ xảy ra nhiều bất hoà.

Không nói những điềm xui, điềm gở, điều không may.

Nói những điềm gở, không may trong ngày về nhà mới cũng có thể vô tình ứng nghiệm vào gia đình bạn. 

Kiêng cắm những loại hoa này trong lễ nhập trạch nhà mới.

Trong lễ nhập trạch không nên cắm những loại hoa sau: Hoa phong lan, hoa râm bụt, hoa phù du, hoa ly, hoa lan móng rồng, hoa đại…

Không được cho phụ nữ đang mang thai phụ giúp dọn dẹp.

Cho phụ nữ mang thai dọn dẹp nhà mới có thể mang đến những điều không may cho gia chủ cũng như sức khỏe của bà bầu.

Kiêng không nên cho người tuổi Dần hộ chuyển nhà.

Để người tuổi Dần tham gia vận chuyển nhà, được người ta quan niệm là “rước hổ về nhà”

Khéo léo, không làm vỡ đồ đạc.

Làm rơi vỡ đồ đạc khi làm lễ nhập trạch nhà mới có thể là điềm báo không may mắn, gặp rắc rối, đổ vỡ

Không được lấy chổi cũ để quét nhà nhà mới.

Vì chổi dùng để quét bụi bẩn, rác thải cho nên không được dùng chổi cũ để quét nhà mới như thế sẽ giống như giữ lại sự đen đủi, không may mắn trước đây.

Không được đi tay không đến nhà mới.

Về mặt phong thuỷ thì khi đi tay không vào nhà mới tượng trưng cho sự thiếu thốn.

Nên đun nước sôi và mở vòi nước chảy.

Đun nước sôi tượng trưng cho cuộc sống luôn sôi động, tràn đầy năng lượng, sinh khí mới. Mở để cho vòi nước chảy tượng trưng cho vạn sự như ý

Không được ngủ trưa ở nhà mới ngày đầu tiên.

Ngủ trưa trong nhà mới ngày nhập trạch, theo quan niệm dân gian thể hiện sự lười biếng, ốm đau, bệnh tật.

Không nên để nhà hiu quạnh sau khi về nhà mới.

Vào những ngày đầu khi mới về nhà mới, gia chủ kiêng không nên để ngôi nhà hiu quạnh, âm u.

Kiêng không nên cho người có tang vào nhà mới.

Những người đang phải chịu tang hoặc trong nhà có tang thì không nên đến hộ gia chủ chuyển nhà.

Trên đây là một số thủ tục cần thiết để chuẩn bị cho lễ nhập trạch nhà mới. Việc chuẩn bị kỹ càng cho buổi lễ này không chỉ giúp gia chủ đón nhận những điều tốt đẹp mà còn giúp tăng thêm giá trị tâm linh. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có được một buổi lễ nhập trạch thành công khi chuyển đến ngôi nhà mới. Chúc bạn và gia đình có một cuộc sống viên mãn và hạnh phúc!