Chúng ta thường để bàn thờ Thần Tài Ông Địa ở nơi thoáng đãng nhiều người qua lại trong của hàng, hoặc công ty. Do đó, tượng Thần Tài và tượng Ông Địa không thể tránh khỏi bị bụi bẩn bám vào. Vậy, câu hỏi đặt ra là chúng ta có nên tắm tượng Thần Tài Ông Địa không? và tắm rửa cho Ông Thần Tài như thế nào?. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
Tại sao phải tắm tượng Thần Tài Thổ Địa?
Trong quá trình thờ cúng tượng Thần Tài Ông Địa không thể tránh khỏi việc bám bụi, do đó chúng ta cần phải tắm để loại bỏ bụi bẩn, vận khí xấu khỏi tượng 2 vị thần này.
Ngoài ra, theo tín ngưỡng dân gian thì Thần Tài và Ông Địa là 2 vị thần thích sạch sẽ, do đó khi tắm cho 2 vị Thần sẽ làm các ngài cảm thấy mát mẻ, vui tươi từ đó sẽ làm tăng sự phù trợ của các Ngài tới gia chủ, giúp công việc kinh doanh của gia chủ thuận lợi và gặp nhiều may mắn hơn.
Tắm tượng Ông Thần Tài vào ngày nào tốt nhất?
Việc tắm cho ông Thần Tài có thể thực hiện vào bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, những ngày tốt nhất để tắm cho tượng Thần Tài Ông Địa là:
- Ngày vía Thần Tài (Mùng 10 tháng Giêng âm lịch).
- Ngày mùng 1 âm lịch hàng tháng.
Hãy lau dọn, vệ sinh bàn thờ thật sạch sẽ, nhớ thắp nén nhang khấn cáo thần linh trước khi thực hiện việc dọn dẹp, lau dọn.
Tắm tượng Thần Tài Thổ Địa bằng nước gì?
Để tắm cho ông Thần Tài thì bạn cần chuẩn bị 1 trong 2 loại nước sau: Nước gừng pha rượu hoặc nước hoa bưởi.
Cả hai loại nước này đều có mùi thơm đặc trưng, mùi hương nhẹ nhàng. Từ bao đời nay, loại nước này đã được sử dụng để loại bỏ bụi bặm, tẩy uế cho tượng, các vật phẩm trên bàn thờ Thần Tài, giúp lấy lại sự thanh khiết cho tượng ông Thần Tài và bàn thờ Thần Tài.
Các bước tắm cho ông Thần Tài Thổ Địa
Khi tắm cho tượng Thần Tài Ông Địa, gia chủ cần tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Đầu tiên gia chủ thắp hương khấn nguyện, xin được tắm cho tượng Thần Tài và Ông Địa.
- Bước 2: Sau khi đã khấn cầu xong, gia chủ mang tượng Thần Tài – Thổ Địa ra vị trí sạch sẽ và tiến hành tắm cho các ngài bằng chậu nước đã được pha sẵn trước đó.
- Bước 3: Lấy khăn sạch đã được chuẩn bị sẵn để làm lau tượng một cách cẩn thận, kỹ càng.
- Bước 4: Sau đó mang tượng đến nơi khô ráo, sạch sẽ, có ánh sáng ấm áp để tượng được khô tự nhiên.
- Bước 5: Trong lúc đợi tượng khô thì gia chủ có thể tiến hành lau dọn bàn thờ cùng các vật phẩm thờ cúng khác để bàn thờ được sạch sẽ, thoáng đãng.
- Bước 6: Khi tượng đã khô thì đặt lại vị trí cũ.
- Bước 7: Thắp hương báo cáo các vị Thần là mình đã hoàng thành xong và mong 2 Ông tiếp tục che trở, phù hộ.
Một số lưu ý khi tắm tượng Thần Tài Ông Địa
Tuy nhiên, trong quá trình pha nước tắm cho ông Thần Tài, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Sử dụng nước đun sôi để ấm thì cho gừng pha rượu hoặc hoa bưởi, lá bưởi vào.
- Sử dụng với nước sạch, tinh khiết, tuyệt đối không dùng nước bẩn ở sông suối, ao hồ để tránh làm mất sự tôn nghiêm, thành kính với thần linh.
- Khăn để tắm, lau dọn cho tượng ông Thần Tài phải là khăn sạch, chỉ dùng với mục đích tắm cho ông Thần Tài, không dùng khăn cho việc khác.
- Nước tắm cũng phải đựng trong chậu sạch, để tốt nhất nên có một chậu riêng để sử dụng cho việc tắm cho ông Thần Tài.
Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng các bạn đọc đã hiểu hơn về lý do, các bước để tắm cho tượng Thần Tài và thể hiện được sự tôn kính đến với các vị thần linh. Đồ Thờ Thịnh Vượng mong muốn rằng sẽ chia sẻ thêm nhiều kiến thức hơn nữa, để các bạn đọc có thêm nhiều hiểu biết về bàn thờ Thần Tài cùng các vật phẩm Thần Tài.