Cách chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ ba miền Bắc, Trung, Nam

Mâm cơm cúng giỗ sử dụng bộ bát đĩa hoa mặt trời
5/5 - (1 bình chọn)

Mâm cơm cúng giỗ không chỉ có ý nghĩa cầu nguyện bình an cho gia đình mà còn thể hiện lòng tôn kính, biết ơn đối với tổ tiên. Hôm nay, Đồ Thờ Thịnh Vượng sẽ hướng dẫn chi tiết nhất về cách chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ của 3 miền Bắc, Trung, Nam.

Ý nghĩa của mâm cơm cúng giỗ là gì?

Mâm cơm cúng giỗ là một hình thức để thể hiện sự hiếu thảo, lòng thành kính và tưởng nhớ đến người đã khuất của con cháu. Điều này là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam qua các thế hệ. Ngày giỗ cũng là thời điểm để con cháu cầu nguyện ông bà, tổ tiên đã mất phù hộ, mang lại may mắn và sức khỏe cho gia đình.

Ý nghĩa của mâm cơm cúng giỗ là gì?
Ý nghĩa của mâm cơm cúng giỗ là gì?

Hơn nữa, ngày giỗ còn là dịp để con cháu sum vầy bên nhau, gắn kết tình cảm gia đình và dòng họ. Cùng nhau chuẩn bị những món ăn truyền thống mà ông bà đã dạy để đảm bảo ngày giỗ trở nên tươm tất và đầy ý nghĩa.

Ngày nay, dù cuộc sống đã hiện đại hơn nhưng chúng ta cũng cần phải nhớ và tổ chức ngày giỗ của người đã mất. Điều này không chỉ để tưởng nhớ người đã mất mà còn là minh chứng cho câu “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

Chuẩn bị gì trước cho ngày cúng giỗ

Trước ngày giỗ gia đình cần chuẩn bị những lễ vật sau: 

  • Một mâm lễ mặn.
  • Mâm cơm chay cúng giỗ.
  • Vàng mã, tiền giấy.
  • Trái cây (Mâm ngũ quả).
  • Hoa tươi (Hoa cúc vàng, hoa hồng…).
  • Nhang, phẩm oản.
  • Xe cộ, quần áo, nhà cửa bằng giấy mã.
  • Phải có cặp hình nhân bằng giấy.

Tùy thuộc vào tình hình kinh tế và hoàn cảnh của mỗi gia đình, việc chuẩn bị lễ cúng giỗ có thể khác nhau. Trong trường hợp nhà không có điều kiện thì chỉ cần chuẩn bị ít đồ cúng như bát cơm úp, gạo, muối, quả trứng luộc, vàng mã

Mâm cơm cúng giỗ gồm những gì?

Mâm cơm cúng giỗ miền Bắc

Mâm cơm cúng giỗ miền Bắc
Mâm cơm cúng giỗ miền Bắc

Người dân miền Bắc thường rất cầu kỳ và coi trọng từng chi tiết. Vì vậy, trong mâm cơm cúng giỗ miền Bắc luôn được đảm bảo tươm tất với đầy đủ các món ăn. 

Những món ăn trong mâm cúng của miền Bắc được bao gồm các món mặn, thịt, rau, canh…. Có thể tham khảo các món sau: 

  • Cơm trắng.
  • Gà luộc.
  • Xôi gấc, Xôi vò.
  • Thịt quay.
  • Giò lụa hay giò bò.
  • Thịt kho tàu.
  • Chân giò hầm măng khô, mộc nhĩ.
  • Tôm xào nấm đông cô, cà rốt, đậu ve, su hào.
  • Miến xào lòng gà.

Mâm cơm cúng giỗ miền Trung

Mâm cúng giỗ miền Trung
Mâm cúng giỗ miền Trung

Miền Trung được biết đến với tính cách thật thà, chân chất cùng với sự ảnh hưởng của cung đình, vì vậy mâm cơm cúng giỗ ở đây thường có phần cầu kỳ hơn. Các món ăn trong mâm cơm cúng giỗ thường được chia thành bốn nhóm: canh, xào, món luộc và món chiên/nướng.

Những món ăn thường xuất hiện trong mâm cơm cúng giỗ ở miền Trung bao gồm:

  • Canh: canh măng xương, canh khổ qua nhồi thịt, canh củ hầm thịt bò, canh bún giò hay lòng gà.
  • Xào: Đậu cove xào, su su xào, khoai tây xào, xào thập cẩm…
  • Món luộc: thịt lợn luộc, gà ta luộc, thịt vịt luộc…
  • Món chiên/nướng: chả giò chiên, tôm chiên, cá chiên, thịt heo nướng…

Tất cả những món ăn này được chuẩn bị kỹ lưỡng và tinh tế để đảm bảo sự cầu kỳ và tươm tất trong mâm cơm cúng giỗ của miền Trung.

Mâm cơm cúng giỗ miền Nam

Mâm cơm cúng giỗ miền Nam
Mâm cơm cúng giỗ miền Nam

Lối sống của người miền Nam được cho là cởi mở và giản dị hơn so với các miền khác. Do đó, mâm cơm cúng giỗ miền Nam thường được thiết kế đơn giản hơn với các món ăn quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Mâm cúng thường bao gồm các món như sau:

  • Món kho: thịt kho, cá kho với nước dừa.
  • Món luộc: thịt ba chỉ luộc….
  • Món hầm: thịt heo hầm, giò heo hầm măng.
  • Món xào: thịt xào chua, thịt xào mặn với rau cải hoặc tôm xào.

Cách bày mâm cơm cúng giỗ

Ngoài việc phải chuẩn bị đầy đủ các món ăn và đồ lễ phù hợp với từng vùng miền, thì việc bày mâm cúng giỗ cũng rất quan trọng. Để đảm bảo tính chuẩn nhất, có vài quy tắc về cách bày mâm cúng giỗ cần được tuân thủ.

  • Các món chính như thịt gà, thịt vịt hoặc thịt lợn nên được đặt ở trung tâm mâm. Tiếp đến là các món chiên, rán, xào và các món canh, hầm nên đặt ở ngoài cùng. Khi bày mâm, các đĩa và bát đồ ăn cần được bày thành hình vòng tròn và đặt vào mâm to để đảm bảo tính thẩm mỹ.
  • Nên để thức ăn trong bát đĩa vừa đủ, không nên quá nhiều hoặc quá ít. Sử dụng bát đĩa quá to cho lượng thức ăn ít sẽ gây mất tính thẩm mỹ. Nước chấm cũng nên sử dụng chén bát riêng.
  • Để tăng tính thẩm mỹ, nên sử dụng bát đĩa, đũa thìa cùng bộ và cùng họa tiết hoa văn. Nên đặt chúng đối xứng trong mâm cơm.
  • Vàng mã và giấy tiền nên được đặt ở một mâm nhỏ hơn bên cạnh mâm cơm cúng.

Quy trình cúng giỗ chuẩn

Quy trình cúng giỗ cơ bản sẽ được diễn ra theo trình tự các bước như sau: 

  • Bước 1: Chuẩn bị mâm cỗ cúng
  • Bước 2: Bày biện mâm cúng
  • Bước 3: Thắp hương và đọc văn khấn cúng giỗ
  • Bước 4: Hóa vàng
  • Bước 5: Hạ lễ và thụ lộc 

Gợi ý bộ bát đĩa phù hợp cho mâm cơm cúng giỗ

Thực đơn làm cơm cúng giỗ đơn giản

Mâm cỗ cúng giỗ đơn giản
Mâm cỗ cúng giỗ đơn giản

Thực đơn mâm cơm cúng giỗ 1:

Món khai vị:

  • Gỏi tôm sốt thái
  • Chả giò

Món chính:

  • Gà bao xôi
  • Thịt heo hầm
  • Cá kho với nước dừa

Món tráng miệng:

  • Các loại trái cây

Thực đơn mâm cơm cúng giỗ 2:

Món khai vị:

  • Gỏi tôm ngó sen
  • Mực chiên giòn

Món chính:

  • Vịt quay
  • Tôm sú nướng muối ớt

Món tráng miệng:

  • Rau câu flan

Thực đơn mâm cơm cúng giỗ 3:

Món khai vị:

  • Gỏi xoài khô bò
  • Chả giò

Món chính:

  • Gà hấp cải bẹ xanh
  • Cá nướng

Món tráng miệng:

  • Các loại trái cây

Thực đơn mâm cơm cúng giỗ 4:

Món khai vị:

  • Gỏi bắp bò bóp chua
  • Mực chiên giòn

Món chính:

  • Gà hấp muối
  • Thịt heo rừng xào lăn

Món tráng miệng:

  • Rau câu trái cây

Thực đơn mâm cơm cúng giỗ 5:

Món khai vị:

  • Gỏi gà xé phay
  • Nem công chả phượng

Món chính:

  • Gà hấp hành
  • Bò lúc lắc

Món tráng miệng:

  • Các loại trái cây

Khi chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ cần lưu ý gì?

Để đảm bảo tính tươm tất và ý nghĩa cho mâm cơm ngày giỗ, cần tuân thủ các quy tắc và kiêng kỵ sau đây:

  • Tuyệt đối không được nếm thử thức ăn khi làm cơm giỗ.
  • Không xếp đồ sống như thịt sống, cá sống lên mâm cúng.
  • Tránh đặt lên mâm cúng những món có mùi tanh như cá mè.
  • Không sử dụng bát, đũa, đĩa chưa được rửa sạch hoặc đã dùng rồi để bày mâm cúng.
  • Nên tự tay chuẩn bị đồ ăn cho mâm cúng giỗ thay vì mua đồ ăn ngoài nhà hàng, quán ăn về cúng.
  • Không nên cúng và thắp hương bằng hoa ly.
  • Ăn mặc chỉn chu, lịch sự khi cầu khấn.
  • Bố trí đầy đủ các món ăn đã chuẩn bị như món xào, món luộc, canh,… trên mâm cúng giỗ.

Trên đây là các cách chuẩn bị và trình bày mâm cỗ cúng giỗ chi tiết nhất. Hy vọng với bài viết này của ĐỒ THỜ THỊNH VƯỢNG, bạn cùng gia đình có thể chuẩn bị được những mâm cỗ cúng giỗ với nhiều món ăn thịnh soạn, ý nghĩa nhất.