Có nên thay tro bát hương không? Thường thì vào cuối năm nhiều người quan tâm tới việc thay tro bát hương. Vì nhiều gia đình tin rằng việc thay tro bát hương đúng ngày giờ, sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia đình. Tuy vậy, không phải gia chủ nào cũng biết cách thay tro bát hương cuối năm thế nào là chuẩn? Các bước thay tro bát hương như thế nào? Qua đây Đồ Thờ Thịnh Vượng chia sẻ cùng các bạn qua bài viết sau.
Cuối năm có nên thay tro bát hương không?
Như chúng ta đã biết rằng bát hương trên bàn thờ Thần Tài Thổ Địa hay trên bàn thờ gia tiên đều mang ý nghĩa cả về mặt vật chất lẫn tâm linh. Nó là sợi dây kết nối giữa hai thế giới, giữa cõi âm và cõi dương, giữa thần linh, ông bà tổ tiên với con cháu tại thế.
Các vật phẩm trên bàn thờ nói chung và bát hương nói riêng luôn cần được sắp xếp và lau dọn sạch sẽ. Đặc biệt vào những ngày cuối năm, các gia đình thường bao sái và thay tro bát hương.
Có một vài lý do gia chủ cần tiến hành thay tro bát hương:
- Sau thời gian dài cắm hương thì tàn hương lấp đầy bát hương, cản trở khi lưu chuyển, ảnh hưởng đến việc tụ khí liên tục của bát hương và tài vận của gia chủ.
- Việc các lớp tàn hương quá đầy sẽ gây mất thẩm mỹ và gây khó cho việc thắp hương.
- Nhằm đón năm mới vạn sự như ý, thông thường gia chủ sẽ tiến hành bao sái bát hương và thay tro bát hương.
Thay tro bát hương khi nào?
Thông thường việc thay tro bát hương và tỉa chân hương sẽ được thực hiện vào những ngày cuối năm, thường sẽ từ ngày 23 đến ngày 30 tháng Chạp.
Lý do để chọn thời điểm như vậy là lúc này các gia đình đã tiễn Táo Quân về trời và sẽ vắng nhà dưới dương gian. Việc này rất thuận lợi cho gia chủ có thể bao sái và thay tro mới vào bát hương Bát Tràng.
Trường hợp đặc biệt hơn là những hộ làm ăn kinh doanh hay phải thường xuyên thắp hương nên tro bát hương bị nhanh đầy, do đó các gia chủ của những hộ này cần theo dõi và có thể thay tro bát hương thường xuyên hơn bình thường.
Theo các chuyên gia về phong thuỷ thì việc thay tro bát hương nếu được thực hiện cuối năm là điều tốt nhất. Để bát hương tránh bị động chạm, và tránh ảnh hưởng xấu đến vận mệnh hay gia đạo của gia chủ.
Người thực hiện thay tro bát hương
- Trước khi thay tro bát hương gia chủ cần thắp hương báo cáo thần linh, ông bà tổ tiên.
- Việc thay tro bát hương phải do người chủ trong nhà làm hoặc người có tâm hướng thiện tấm lòng vô lượng trong việc thờ cúng.
- Thông thường mỗi khi đến mùa gặt, các gia đình thường chọn để dành một ít rơm để phơi khô và sạch sẽ. Rơm này sẽ được đốt để lấy tro và được dùng thay vào bát hương dịp cuối năm.
Các bước thay tro bát hương
Để thay tro vào bát hương thì gia chủ cần có kinh nghiệm. Dưới đây là một bài bước thay tro mà các gia chủ nên nắm rõ.
Chuẩn bị tro mới
Việc chuẩn bị tro cũng rất quan trọng, tro sạch sẽ thì vạn sự sẽ lành và nhận được nhiều may mắn, tài lộc, tránh được việc thiếu thành kính với các vị thần linh, ông bà tổ tiên.
- Nếu ở vùng quê thì sau khi mùa gặt các gia chủ sẽ chọn những bó rơm sạch sẽ để dành và đốt lấy tro.
- Nếu ở thành phố không có rơm sẵn thì có thể mua tro ở những nơi bán các đồ thờ cúng uy tín.
Thắp hương báo cáo công việc với thần linh và ông bà tổ tiên
Trước khi thực hiện thay tro cho bát hương, gia chủ cần báo cáo với bề trên, các vị thần linh, ông bà tổ tiên về việc thay tro vào bát hương, đồng thời mời thần linh và tổ tiên lánh tạm đi để việc thay tro được thuận lợi.
Người được thực hiện việc thay tro này cần ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, luôn thể hiện sự thành kính với thần linh và ông bà tổ tiên.
Thay tro bát hương và tỉa chân nhang
Đây là bước quan trọng vì thế gia chủ cần thực hiện cẩn thận và dứt khoát.
- Gia chủ sẽ chuẩn bị một mảnh vải sạch, sau đó đặt bát hương lên tấm vải.
- Đổ tro và chân hương ra miếng vải.
- Tiếp đến dùng khăn ẩm lau sạch bát hương, sau đó dùng khăn khô lau lại.
- Đưa tro mới đã được chuẩn bị vào bát hương, nắm từng nắm vào bát hương đếm theo vòng “sinh lão bệnh tử” khi nào nắm đến sinh và bát hương đã đầy tro thì dừng lại.
- Sau khi đã bốc xong tro thì gia chủ chọn lấy 3, 5, 7 chân hương cắn lại vào bát.
- Sau cùng đặt cẩn thận bát hương vào vị trí ban đầu và lưu ý là phải để đúng hướng.
Bao sái ban thờ và làm lễ tạ
Bước cuối cùng để hoàn thành việc thay tro bát hương là bao sái ban thờ và tạ lễ với thần linh, ông bà tổ tiên.
Lễ tạ cần chuẩn bị lễ vật đơn giản, gia chủ không nên quá cầu kỳ: chỉ cần: Gạo, nước, muối, hoa quả, đèn cầy, xôi, …
Sau đó đến thủ tục đọc văn khấn báo cáo thần linh, tổ tiên và mời các vị thần linh, ông bà tổ tiên về ngự lại bát hương, cũng là lời thành kính mong được thần linh, tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho con cháu trong gia đình, sau đó kết thúc nghi lễ.
Lưu ý khi thay tro bát hương để giữ lại lộc
Một vài lưu ý để gia chủ có thể nắm được khi thay tro bát hương để mang lạ nhiều tài lộc và may mắn.
– Người thực hiện phải là người làm chủ gia đình và có tấm lòng thành tâm, thể hiện sự thành kính với thần linh, tổ tiên.
– Phần tro cũ và chân hương có thể chôn dưới gốc cây sau nhà, hoặc thả trôi sông.
– Khi thay tro cần thay những tro mà gia chủ biết nguồn gốc, tro cần thanh khiết không bị ô uế.
– Khi thay tro cần tránh làm xê dịch bát hương
Công việc bốc tro cuối năm vô cùng quan trọng nên là các gia chủ cần ý thực hiện cẩn thận, chu đáo để nhận được phước lành, tài lộc, may mắn.
Qua bài viết trên Đồ Thờ Thịnh Vượng tin rằng các bạn đã có cho mình một kiến thức và hiểu biết để có thể tự thực hiện việc thay tro bát hương vào cuối năm. Chúc các bạn năm mới nhiều phước lành và an khang.