Hướng Dẫn Bao Sái Bát Hương Đón Tài Lộc

Cách sắm lễ, mâm cúng bao sái bát hương
5/5 - (2 bình chọn)

Từ xưa nay quan niệm dân gian về bàn thờ là nơi tôn nghiêm trong nhà, là nơi để con cháu tưởng nhớ, bày tỏ sự tôn kính với thần linh và tổ tiên. Bao sái bát hương là một trong những việc quan trọng cần được thực hiện cuối năm của mỗi gia đình. Qua đây Đồ Thờ Thịnh Vượng cùng với bạn đi tìm hiểu về bao sái bát hương là gì? văn khấn bát hương như thế nào, chúng ta bắt đầu đi tìm hiểu nhé.

Bao sái bát hương là gì?

Cứ mỗi khi năm hết Tết đến thì gia đình nào cũng sắm sửa đồ thờ cúng cuối năm, cùng với đó là tiến hành việc bao sái bát hương bàn thờ Ông Địa Thần Tài, bàn thờ gia tiên hay các loại bàn thờ khác.

Cuối năm là khoảng thời gian con cháu sau một năm xa xôi làm ăn trở về với gia đình như một cội nguồn, cũng như vậy việc con cháu nhớ về cội nguồn thì con cháu sẽ thể hiện qua hành động bao sái bàn thờ, bao sái bát hương để thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn tới tổ tiên đã luôn phù hộ độ trì trong năm qua, đây cũng mong muốn năm mới tổ tiên che chở bảo vệ con cháu trong nhà. Cầu mong năm mới an yên, may mắn.

Theo cách gọi của nhà Phật bao sái bát hương là vệ sinh bát hương. Thông thường nghi lễ này sẽ diễn ra trước ngày 23 tháng Chạp.

Nghi lễ này rất được coi trọng trong năm, gia chủ tiến hành thực hiện dọn dẹp vệ sinh bàn thờ, vệ sinh bát hương, tỉa chân hương và nếu tro đầy có thể bỏ bớt ra hoặc vơi có thể thêm tro vào.

Sau một thời gian dài cúng bái thắp hương sẽ làm bát hương bị đầy. Việc bát hương quá đầy sẽ gây cản trở quá trình lưu thông tụ khí, ảnh hưởng đến vận khí của gia đạo. Chính vì những lý do đó nên việc bao sái bát hương hằng năm là điều cần thiết và quan trọng đối với mỗi gia đình.

Trong trường hợp bát hương bàn thờ bị cháy thì gia chủ cũng nên tiến hành bao sái, rút tỉa chân nhang.

Tại sao cần có văn khấn bao sái bát hương?

Bàn thờ là nơi linh thiêng, nơi ngự của các vị thần linh, vậy nếu gia chủ muốn thực hiện việc bao sái bàn thờ, bái sái bát hương hay di dời vật phẩm thờ cần có văn khấn để xin phép các chư vị thần linh, ông bà tổ tiên. 

Nếu như không có văn khấn xin phép mà gia chủ tự ý động chạm, quét dọn, lau chùi đồ đạc trên bàn thờ sẽ bị coi là mạo phạm, kinh động đến các chư vị thần linh, ông bà tổ tiên.

Chọn ngày bao sái ban thờ

Việc bao sái ban thờ có ý nghĩa quan trọng hơn vào cuối năm vì việc làm cho bát hương đẹp, ban thờ sạch sẽ, bày biện gọn gàng… việc này còn nhằm thể hiện lòng thành kính, biết ơn của con cháu để có thể chuẩn bị đón Gia tiên về “ăn Tết”. Để việc bao sai thêm thuận lợi hơn thì các gia chủ thường sẽ chọn những ngày tốt tháng Chạp.

Tháng Chạp có các thời điểm tốt để bao sái ban thờ tốt nhất là:

  1. Có thể dọn dẹp ban thờ vào ngày 23 tháng Chạp cùng với đó là làm lễ tiễn Táo Quân về trời.
  2. Tháng Chạp có các ngày thực hiện bao sái ban thờ tốt nhất gồm những ngày 20, 23, 26 và 28 âm lịch.
  3. Nếu gia chủ chưa bao sái được những ngày trên thì dưới này là 2 mốc gia chủ có thể chọn:

– Trước ngày Rằm: Thời gian từ ngày 12 – 14 âm lịch.

– Trước ngày 23: Thời gian từ ngày 19 – 22 âm lịch.

Cách sắm lễ, mâm cúng bao sái bát hương

Trước khi thực hiện bao sái bàn thờ, gia chủ cần chuẩn bị sắm lễ, mâm cúng như sau:

  • Xôi 1 đĩa.
  • Thịt luộc 1 miếng.
  • Trái cây 1 đĩa.
  • Trà gồm 1 ấm trà và bộ 5 chén trà.
  • Rượu 3 chén nhỏ.
  • Nước sôi 1 tách nước nguội.
  • Tiền vàng 3 lễ.
  • Hoa 1 hoặc 2 lọ

Mẫu bài văn khấn bao sái bát hương

Mẫu Văn Khấn Bàn Thờ
Văn Khấn Bàn Thờ

Văn khấn trước khi rút chân hương

Văn Khấn Rút Chân Hương
Văn Khấn Rút Chân Hương

Văn khấn bao sái bàn thờ

Văn Khấn Bao Sái Bàn Thờ
Văn Khấn Bao Sái Bàn Thờ

Văn khấn bao sái bát hương – Xin tỉa chân nhang

Văn Khấn Bao Sái Bát Hương Tỉa Chân Nhang
Văn Khấn Bao Sái Bát Hương Tỉa Chân Nhang

Văn khấn sau khi bao sái bàn thờ

Văn Khấn Bao Sái Bàn Thờ
Văn Khấn Bao Sái Bàn Thờ

Văn khấn tỉa chân nhang bàn thờ thần tài

Văn Khấn Tỉa Chân Nhang Bàn Thờ Thần Tài
Văn Khấn Tỉa Chân Nhang Bàn Thờ Thần Tài

Các bước bao sái bát hương

Bước 1: Lau dọn nhà cửa sạch sẽ, mở cửa thông thoáng nhà cửa trước khi thực hiện bao sái.

Bước 2: Thắp hương khấn cầu để xin phép các vị thần linh cùng gia tiên để thông báo xin được bao sái bàn thờ. Gia chủ đợi đến khi hương tàn thì bắt đầu tiến hành dọn dẹp.

Bước 3: Gia chủ nước (rượu ngâm gừng), sau đó mới hạ các vật phẩm trên bàn thờ xuống, khi đó sẽ dùng khăn sạch để lau, khi xong cần dùng khăn khô lau lại lần nữa.

Bước 4: Rửa sạch hai tay bằng rượu gừng, dùng tay giữ bát hương tránh bát hương bị xê dịch để thực hiện rút chân hương. Sau đó nhẹ nhàng rút chân hương chỗ chân hương rút ra để vào miếng vải hoặc giấy đỏ, sau đó mang hóa hết chân hương còn tro tàn hương gom lại thả ra sông.

Bước 5: Gia chủ sắp xếp lại đồ thờ cúng, thay nước, sau đó đọc văn khấn để xin thỉnh các Ngài về.

Hướng dẫn rút chân hương đúng cách

Để tờ giấy đỏ hoặc tấm vải sạch để đựng chân hương. Một tay giữ bát hương tránh xê dịch, một tay gia chủ nhẹ nhàng rút từng chân hương, khóm chân hương được để lên giấy vải đỏ, cần cẩn thận để không làm tung tóe tro và chân hương. Gia chủ tỉa chân hương cho đến khi còn lại một số lẻ 3, 5, 7, 9 chân hương trong bát hương.

Lưu ý khi bao sái bát hương, tỉa chân nhang

– Gia chủ sẽ cần chọn ngày, giờ tốt để thực hiện bao sau bát hương, để mang lại nhiều may mắn, tài lộc. 

– Người được thực hiện bao sái bàn thờ, bát hương cần ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.

– Trong lúc thực hiện bao sái bàn thờ, bát hương và tỉa chân nhang một cách nhẹ nhàng, tránh làm rơi đồ, làm vỡ bát hương.

– Khi lau dọn bàn thờ và bát hương cần dùng nước tinh khiết.

Qua bài viết này chúng tôi hy vọng các bạn có thêm nhiều kiến thức và giúp bạn có thể tự thực hiện việc bao sái ở nhà được thuần thục. Đồ Thờ Thịnh Vượng luôn hướng đến việc chia sẻ kiến thức để các gia chủ thực hiện được tốt việc thờ cúng tâm linh. Xin cảm ơn bạn đã theo dõi, nếu có thêm những kiến thức hãy góp ý với chúng tôi.