Cách lập bàn thờ vong người mới mất

Bàn thờ vong người mới mất
3.5/5 - (4 bình chọn)

Theo đúng phong tục ma chay của người dân Việt Nam thì lập bàn thờ cho người mới mất là một trong những điều không thể thiếu. Quá trình thờ cúng bàn thờ vong cho tới lúc chuyển bàn thờ sau 49 ngày cần có được những lưu ý đặc biệt. Để đảm bảo mọi việc được diễn ra suôn sẻ và không vương tội cho người đã khuất thì chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu cách lập bàn thờ vong người mới mất qua bài viết dưới đây.

Bàn thờ vong người mới mất là gì? 

Bàn thờ vong là loại tủ hoặc bàn dùng để trưng bày di ảnh, nhang, đèn, lư hương, hoa quả và  bánh trái,… dành cho người vừa qua đời. Bàn thờ vong được xem là nhà của người đã mất và cũng  là nơi để vong hồn họ sẽ nhập vào di ảnh trên bàn thờ để con cháu thờ phụng, cúng tế.

Bàn thờ vong người mới mất là gì? 
Bàn thờ vong người mới mất là gì?

Vì sao nên lập bàn thờ vong linh?

Bàn thờ vong được lập khi gia đình có người qua đời, sẽ được đặt tại nhà trong thời gian 49 ngày hoặc hơn nữa thì tùy vào gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ được tại sao phải lập bàn thờ vong. Đồ Thờ Thịnh Vượng xin được lý giải như sau.

Thể hiện đạo nghĩa, chữ hiếu với người đã khuất

Đạo nghĩa đạo tình muôn đời thấm đẫm trong văn hóa của người người Việt Nam. Chính vì vậy đối với mỗi gia đình khi có thân yêu khuất là nỗi đau tột cùng, dù là già hay là trẻ dường như người mất khiến người ở lại một nỗi đau vô tận.

Đối với người đã mất thì sau khi an táng chu đáo, gia đình cần phải thờ cúng chu đáo. Thờ cúng chuẩn chính là giúp cho vong linh nhanh siêu thoát, đủ phúc đức độ cho gia đình.

Thuận tiện cho việc thờ cúng

Lý do thứ hai của việc lập bàn thờ vong chính là để thuận tiện cho việc thờ cúng và cầu nguyện, làm giỗ như cúng 49 ngày, cúng trước khi xả tang,…

Ngoài ra nhằm mục đích thể hiện đạo nghĩa và  tình người của người còn sống dành cho người đã khuất vì “sự tử cũng như sự sinh”, lúc còn sống được đối xử thế nào thì khi chết cũng sẽ được đối đáp như thế ấy. Theo  quan niệm về tâm linh cho rằng: việc thờ cúng sẽ khiến người đã mất thấy được tấm lòng và lòng thành của người còn sống mà phù hộ độ trì, giúp đỡ cho cuộc sống, công việc làm ăn.

Vì sao nên lập bàn thờ cho người mới mất
Vì sao nên lập bàn thờ cho người mới mất

Siêu thoát linh hồn

Người nhà phải lập một bàn thờ riêng cho vong linh, để cầu khấn cho vong sớm được siêu thoát về nơi cực lạc, mà không còn quyến luyến chốn trần gian nữa.

Thuận tiện cho việc gọi vong linh về

Điều cuối cùng việc lập bàn thờ vong chính là để thuận tiện cho việc gọi vong linh về khi nhà có giỗ hoặc khi đến giỗ hằng năm của người đã mất. Vong linh được gọi về sẽ nhập vị và được nghe lời cầu chúc, tụng kinh cầu nguyện từ người thân trong gia đình. Nhờ sức chú niệm đó mà sớm được siêu thoát khỏi trần gian và đầu thai vào kiếp khác tốt đẹp hơn.

Bàn thờ vong gồm những gì? 

Người mới khuất  thường  chưa được thờ chung với tổ tiên mà được lập một bàn thờ riêng ở gian thờ.  Lập bàn thờ vong người mới mất không cần quá cầu kỳ và  phô trương. Cách bài trí bàn thờ vong tương đối đơn giản và kính lễ, bao gồm như: 

  • Bát hương mới
  • Bài vị (hoặc di ảnh). 
  • Mâm ngũ quả.
  • Lọ hoa. 
  • Chén nước.
  • Đèn thờ.
Bàn thờ vong người mới mất gồm những gì?
Bàn thờ vong người mới mất gồm những gì?

Cách lập bàn thờ cho người mới mất. 

Để gia chủ có thể hiểu về cách lập bàn thờ người mới mất thì chúng tôi xin được chia ra thành nhiều bước thực hiện khác nhau như sau:

Chuẩn bị đồ dùng cần thiết.

Để thực hiện việc lập bàn thờ thật chu đáo thì mọi người cần phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng như sau:

– Một  bàn thờ nhỏ, vừa đủ để có thể bài trí tất cả đồ đạc cần thiết. Xin bạn lưu ý rằng, bàn thờ người mới mất trước 49 ngày chỉ dùng tạm và sau này sẽ làm một chiếc chính thức lớn hơn.

– Chuẩn bị đầy đủ: bát hương, nhang đèn, bình hoa và di ảnh hay bài vị, trái cây, nến, rượu, 5 bát nước, đèn dầu,… Nếu mọi người không biết nên mua như thế nào cho đầy đủ và đúng nghi thức thì có thể nhờ sự tư vấn của nhà lễ tang hoặc thầy cúng.

– Tuy là bàn thờ tạm trong 49 ngày nhưng bạn cũng phải làm thật chỉnh chu và thể hiện sự tôn trọng với người quá cố.

Thực hiện lập bàn thờ

Khi lập bàn thờ thì  mọi người chỉ cần sắp xếp và bài trí các vật dụng đã được chuẩn bị sẵn ra một cách thật tử tế và đàng hoàng, đẹp mắt.

Nhưng xin lưu ý rằng: người vừa mất thường hay đi quanh quẩn trong nhà và thậm chí là nhiều nơi khác để hoàn thành điều mong muốn. Thế nên mọi người cần phải mời họ nhập vị (tức là nhập vào trong bài vị hoặc di ảnh) để giữ chân lại trong ngôi nhà.

Mời người đã mất nhập vị

Để người đã khuất không loanh quanh và lưu lạc mãi nơi dương thế. Tốt nhất thì bạn nên mời thầy về để gọi vong linh về nhập vị. Khi mời họ về để nhập vị thì tốt nhất mọi người nên nói như sau: “Kính mời hương hồn và vong linh ngự lại nơi đây, đừng quanh quẩn mãi trong nhà, không được thoát khỏi vị bài, chỉ khi được triệu tập, gọi hồn cúng cơm tụ họp gia đình thì mới được ra”. Dù trước hay sau khi mất 49 ngày thì chúng ta đều phải thực hiện mời vong nhập vị.

Cách lập bàn thờ cho người mới mất
Cách lập bàn thờ cho người mới mất

Cúng cơm cho người vừa mất

Sau khi gia đình lập bàn thờ mời vong nhập vị thì phải cúng cơm nước đàng hoàng, vẫn xem họ như người trong gia đình bình thường. Cứ trước mỗi bữa cơm, mọi người phải bới cơm và đồ ăn, mời nước như thường lệ rồi mới dùng bữa cùng nhau.

Trong vòng 49 ngày thì người đã khuất vẫn còn tồn tại dương thế, họ có thể cảm nhận và tận hưởng được những hoạt động sinh hoạt gần gũi quen thuộc thường ngày. Thế nên chúng ta cần phải giúp họ có được những trải nghiệm cuối cùng trong những giây phút ngắn ngủi này.

Vị trí đặt bàn thờ vong người mới mất

Việc lập bàn thờ cho người mới mất là vô cùng quan trọng, nó thể hiện được sự tưởng nhớ và thương tiếc của những người còn sống. Đặt bàn thờ người mới mất như thế nào mới phải? Theo tục lệ của ngày xưa thì  để lại thì bàn thờ vong phải được quay ra hướng cửa chính, tuyệt đối không đặt ngược hướng nhà. Bởi như vậy  gây âm dương tương phản và gây ảnh hưởng không tốt đến tài vận của gia đình. Có thể dẫn tới những vấn đề về sức khỏe, dễ gây bất trắc và con cái không hiếu thuận. 

Bàn thờ vong linh thường được đặt ngay cạnh bàn thờ gia tiên của gia đình. Một điều gia đình cũng cần chú ý là không được đặt di ảnh của người mới mất lên bàn thờ gia tiên. Bàn thờ vong sau 49 ngày thì  được chuyển lên bàn thờ tổ tiên. Từ lúc này sẽ kính lễ và thờ cúng bình thường và không phải cúng mâm cơm mỗi ngày.

Cách sắp xếp bàn thờ vong người mới mất?

Hiểu đơn giản thì lập bàn thờ vong linh hay sắp xếp bàn thờ vong người đã khuất cũng như bàn thờ thờ gia tiên. Cách thắp hương cho người mới khuất  thì tùy theo mỗi  nơi mà trong vòng 100 hay 49 ngày phải thắp hương cho người đã mất liên tục. Không được để tắt hương và phải cúng cơm hằng ngày cho người đã khuất. Cùng với việc thắp hương liên tục thì cúng cơm hàng ngày cho người mới mất cũng là việc làm rất quan trọng. 

Trang trí bàn thờ vong chỉ cần đơn giản chứ không cần phải  cầu kỳ quá. Dưới đây là một số hình ảnh bàn thờ người đã khuất  bạn có thể tham khảo để bày biện theo. 

Người xưa có quan niệm rằng linh hồn của người chết “hồn vía còn nặng” và chưa được siêu thoát ngay được. Một phần thì họ còn quyến luyến người thân nên vẫn luẩn quẩn xung quanh nhà. Vậy nên người còn sống cũng làm những việc này vì mong muốn người đã khuất cảm thấy được an ủi. Cũng là một cách để xoa dịu đi nỗi đau mất đi người thân. 

Trang trí bàn thờ vong người mới mất
Trang trí bàn thờ vong người mới mất

Bàn thờ vong để bao lâu? 

Bàn thờ vong để bao lâu là câu hỏi của rất nhiều người muốn biết vì thiếu kinh nghiệm trong các việc thờ cúng tâm linh. Thường thì 3 năm sẽ được chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ của gia tiên. Sau khi được bốc bát hương cho người mới mất thì bàn thờ vong linh sẽ được đưa lên đặt cùng với bàn thờ tổ tiên. Sau lễ trừ phục (hay còn gọi là đàm tế) thì bàn thờ của  người mới khuất  sẽ bỏ đi cùng với các đồ thờ riêng. Sau đó sẽ đưa di ảnh cùng bát hương người mới mất đặt lên bàn thờ tổ tiên. 

Nếu gia đình không có bàn thờ tổ tiên thì vẫn giữ lại như cũ, chỉ cần yết cáo tổ tiên lên bàn thờ tổ là được. Tuỳ nơi mà thời gian để bàn thờ vong cũng khác nhau và nhiều nơi chỉ cúng cơm đến 49 ngày ( lễ chung thất). Sau đó thì  bàn thờ người mới mất sau 49 ngày sẽ được chuyển bát hương lên bàn thờ gia tiên. 

Bàn thờ vong để bao lâu?
Bàn thờ vong để bao lâu?

Bàn thờ vong người mới mất nên cắm hoa gì

Hoa tươi không những là đại diện cho sự tươi tốt cho sự sống mà còn mang lại sinh khí cho ngôi nhà. Trong thờ cúng bàn thờ của người mới mất thì hoa giúp không gian thờ tự trở nên trang trọng và nghiêm trang hơn. Ngoài ra cũng  để bày  tỏ sự tiếc thương và lòng tưởng nhớ của người ở lại với người đã khuất. 

Thường thì người ta hay cắm các loại hoa như: Hoa cúc vàng, Hoa cúc trắng, Hoa ly trên bàn thờ người mới mất.

Thủ tục chuyển bàn thờ vong sau 49 ngày

Thủ tục chuyển bàn thờ vong của người mới mất sau 49 ngày được làm như thế nào? Có thể ai cũng từng được nghe “49 ngày” nhưng không phải ai cũng biết vào ngày này phải làm gì. 

Thủ tục chuyển bàn thờ vong sau 49 ngày là việc làm rất quan trọng và cần sự tỉ mỉ cũng như rất cẩn thận. Nếu thực hiện hiện không đúng các thủ tục sẽ đắc tội với tổ tiên cũng như với  người đã khuất. Ngoài ra thì việc cúng cơm cho người mới mất luôn được thực hiện trong suốt 49 ngày đầu. Mâm cơm ngày 49 phải làm đặc biệt hơn. 

Chuyển bàn thờ vong sau 49 ngày
Chuyển bàn thờ vong sau 49 ngày

Hướng dẫn lập bàn thờ sau 100 ngày chi tiết nhất?

Hầu hết các gia đình ở Việt Nam thường cúng cơm cho đến hết 100 ngày. Bởi theo quan niệm từ xa xưa thì dù người đã khuất đã chuyển từ cõi dương sang cõi âm những thói quen của họ vẫn giữ nguyên như lúc còn sống. Trên hết, kể cả chỉ còn là linh hồn thì họ vẫn có thể trở về dương gian và dự bữa cơm sum vầy bên gia đình. 

Vậy nên lập bàn thờ sau 100 ngày chính là để giúp đỡ cho người đã mất vượt qua cửa ải địa ngục và đây cũng là thời điểm mà họ giã từ cõi dương. 

Mâm cơm cúng 100 ngày 

So với mâm cúng 49 ngày thì mâm cúng 100 ngày cũng mang sự quan trọng không hề  kém. Đây là thời điểm cuối mà người đã khuất còn ở lại với người thân và gia đình. Vậy nên gia đình cần chu đáo hơn bình thường để có thể bày tỏ lòng thương nhớ tới người mất. Mâm cúng tối thiểu phải có: 

  • 1 chén cơm úp.
  • 1 quả trứng gà luộc chính.
  • 1 đĩa xôi trắng.
  • 1 đĩa muối.
  • Rượu trắng, nước học.
  • 1 bình hoa tươi.
  • 1 mâm ngũ quả.
  • Hương nhang, đèn.
  • Một vài món mặn.

Văn khấn cúng 100 ngày

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!(3 lạy)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Hôm nay là ngày….tháng….năm….., âm lịch tức ngày…..tháng….năm…………….dương lịch.

Tại (địa chỉ):……………………………………………………

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ Tốt Khốc) theo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm:…………………………..

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của Hiển:………………… chân linh

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế. (Nếu là cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế. (nếu là mẹ)

Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao;

Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết kể.

Mấy lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng;

Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ.

Sống thời lai lai láng láng, hớn hở chừng nào!

Thác thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ!

Ngày qua tháng lại, tính đến nay Tốt Khốc tới tuần;

Lễ bạc tâm thành gọi là có nén nhang kính tế.

Xin mời: Hiển………………………………………………

Hiển……………………………………………………………..

Hiển………………………………………………………………

Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về hâm hưởng.

Kính cáo; Liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho tòan gia được mọi sự yên lành tốt đẹp.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật! (3 Lạy)

Bài viết trên đã cung cấp các thông tin về cách bàn thờ vong người mới mất đồng thời giải đáp thắc mắc cho câu hỏi bàn thờ vong người mới mất là gì? sao nên lập bàn thờ vong linh? Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn nắm rõ các bước lập bàn thờ cho người mới mất đúng với phong tục ma chay của người Việt.